Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050Ngày 19/7/2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quan điểm của Quyết định nhằm phát triển nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam; đồng thời quảng bá kiến trúc Việt Nam ra thế giới; Kiến trúc góp phần tạo lập môi trường sống bền vững; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động kiến trúc nhằm huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kiến trúc; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phát triển kiến trúc Việt Nam hội nhập tích cực với kiến trúc trong khu vực và thế giới.
Với mục tiêu tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quyết định đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:
Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách
Rà soát, đánh giá, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế pháp luật về kiến trúc, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất đối với các văn bản pháp luật liên quan; tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, công bằng nhằm khuyến khích hành nghề kiến trúc sư trong nước; từng bước xã hội hóa trong việc quản lý hành nghề kiến trúc, chuẩn hóa các điều kiện hành nghề kiến trúc theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và triển khai hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiến trúc; từng bước hoàn thiện các quy định, biểu phí dịch vụ kiến trúc, đảm bảo tính cạnh tranh về dịch vụ kiến trúc trong khu vực và quốc tế.
Hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác đào tạo, lý luận, phê bình, phản biện, giám sát về hoạt động kiến trúc; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho việc bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị.
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Nghiên cứu, xây dựng các chương trình kế hoạch, đề án để bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng hệ thống dữ liệu kiến trúc về giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc Việt Nam; các địa phương hoàn thành việc đánh giá và triển khai xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị; có giải pháp phù hợp lưu trữ, trưng bày các giá trị, bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Lý luận, phê bình kiến trúc
Phát triển hệ thống lý luận, phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc dân tộc, tính bản địa trong kiến trúc; đẩy mạnh phản biện xã hội thông qua phê bình kiến trúc; xây dựng bản sắc kiến trúc mới của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển hệ thống lý luận phê bình, khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc để xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp; đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế; hoàn thiện quy hoạch và đầu tư hệ thống các cơ sở đào tạo kiến trúc công lập đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc giai đoạn mới.
Cần coi trọng và có chính sách kịp thời để tiếp cận hội nhập quốc tế, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, khuyến khích gia nhập thị trường kiến trúc đa quốc gia; tạo khả năng cạnh tranh chuyên nghiệp cho kiến trúc sư Việt Nam từ chính sách xây dựng con người làm kiến trúc.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực kiến trúc, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kiến trúc; chú trọng đào tạo đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, kiến trúc sư công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Khoa học công nghệ
Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong kiến trúc; các công nghệ kỹ thuật xây dựng theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại; ưu tiên triển khai các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm nhằm phát triển lĩnh vực kiến trúc trong công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở tại nông thôn, đảm bảo yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống mẫu nhà ở xã hội bảo đảm cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn công trình kiến trúc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc, kết hợp với các công nghệ hỗ trợ cho quản lý và phát triển hoạt động kiến trúc trên toàn quốc.
Hợp tác và hội nhập quốc tế
Tích cực tham gia các trào lưu quốc tế về kiến trúc được Liên hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA) chủ trương hướng đến như kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, kiến trúc ứng phó thiên tai, kiến trúc vì cộng đồng.
Chủ động hội nhập quốc tế, tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kiến trúc và các chủ trương do Hội đồng Kiến trúc ASEAN, Hội đồng Kiến trúc sư Châu Á (ARCASIA), Liên hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế... khởi xướng và phát động; tích cực tham gia các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong hành nghề kiến trúc song phương và đa phương (APEC, ASEM, CP TPP) tạo điều kiện cho kiến trúc sư Việt Nam tham gia hành nghề tại các nước trên thế giới.
Nguồn lực, tài chính
Đẩy mạnh, huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển kiến trúc Việt Nam.
Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống mẫu thiết kế nhà ở cho các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở nghiên cứu, đào tạo về kiến trúc, tăng cường năng lực hệ thống quản lý hoạt động kiến trúc.
Chú trọng đầu tư vào các chương trình, đề án; ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực kiến trúc ban hành trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
20/07/2021
Ngày 19/7/2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quan điểm của Quyết định nhằm phát triển nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam; đồng thời quảng bá kiến trúc Việt Nam ra thế giới; Kiến trúc góp phần tạo lập môi trường sống bền vững; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động kiến trúc nhằm huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kiến trúc; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phát triển kiến trúc Việt Nam hội nhập tích cực với kiến trúc trong khu vực và thế giới.
Với mục tiêu tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quyết định đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:
Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách
Rà soát, đánh giá, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế pháp luật về kiến trúc, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất đối với các văn bản pháp luật liên quan; tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, công bằng nhằm khuyến khích hành nghề kiến trúc sư trong nước; từng bước xã hội hóa trong việc quản lý hành nghề kiến trúc, chuẩn hóa các điều kiện hành nghề kiến trúc theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và triển khai hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiến trúc; từng bước hoàn thiện các quy định, biểu phí dịch vụ kiến trúc, đảm bảo tính cạnh tranh về dịch vụ kiến trúc trong khu vực và quốc tế.
Hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác đào tạo, lý luận, phê bình, phản biện, giám sát về hoạt động kiến trúc; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho việc bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị.
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Nghiên cứu, xây dựng các chương trình kế hoạch, đề án để bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng hệ thống dữ liệu kiến trúc về giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc Việt Nam; các địa phương hoàn thành việc đánh giá và triển khai xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị; có giải pháp phù hợp lưu trữ, trưng bày các giá trị, bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Lý luận, phê bình kiến trúc
Phát triển hệ thống lý luận, phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc dân tộc, tính bản địa trong kiến trúc; đẩy mạnh phản biện xã hội thông qua phê bình kiến trúc; xây dựng bản sắc kiến trúc mới của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển hệ thống lý luận phê bình, khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc để xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp; đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế; hoàn thiện quy hoạch và đầu tư hệ thống các cơ sở đào tạo kiến trúc công lập đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc giai đoạn mới.
Cần coi trọng và có chính sách kịp thời để tiếp cận hội nhập quốc tế, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, khuyến khích gia nhập thị trường kiến trúc đa quốc gia; tạo khả năng cạnh tranh chuyên nghiệp cho kiến trúc sư Việt Nam từ chính sách xây dựng con người làm kiến trúc.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực kiến trúc, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kiến trúc; chú trọng đào tạo đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, kiến trúc sư công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Khoa học công nghệ
Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong kiến trúc; các công nghệ kỹ thuật xây dựng theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại; ưu tiên triển khai các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm nhằm phát triển lĩnh vực kiến trúc trong công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở tại nông thôn, đảm bảo yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống mẫu nhà ở xã hội bảo đảm cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn công trình kiến trúc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc, kết hợp với các công nghệ hỗ trợ cho quản lý và phát triển hoạt động kiến trúc trên toàn quốc.
Hợp tác và hội nhập quốc tế
Tích cực tham gia các trào lưu quốc tế về kiến trúc được Liên hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA) chủ trương hướng đến như kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, kiến trúc ứng phó thiên tai, kiến trúc vì cộng đồng.
Chủ động hội nhập quốc tế, tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kiến trúc và các chủ trương do Hội đồng Kiến trúc ASEAN, Hội đồng Kiến trúc sư Châu Á (ARCASIA), Liên hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế... khởi xướng và phát động; tích cực tham gia các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong hành nghề kiến trúc song phương và đa phương (APEC, ASEM, CP TPP) tạo điều kiện cho kiến trúc sư Việt Nam tham gia hành nghề tại các nước trên thế giới.
Nguồn lực, tài chính
Đẩy mạnh, huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển kiến trúc Việt Nam.
Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống mẫu thiết kế nhà ở cho các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở nghiên cứu, đào tạo về kiến trúc, tăng cường năng lực hệ thống quản lý hoạt động kiến trúc.
Chú trọng đầu tư vào các chương trình, đề án; ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực kiến trúc ban hành trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Các tin khác
-
Nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền, PB, GDPL trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
(20/07/2021)
-
Kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích
(20/07/2021)
-
Nghị quyết số 75/NQ-CP: Kiên quyết, kiên trì thực hiện thành công “mục tiêu kép”
(19/07/2021)
-
Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, kiến tạo, liêm chính
(19/07/2021)
-
Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam với các trình độ giáo dục nghề nghiệp (2021 - 2025)
(19/07/2021)
-
Nghị quyết số 68/NQ-CP: Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
(16/07/2021)
-
“Nhà giáo ưu tú” của Đại học Luật Hà Nội có nhiều đóng góp cho công tác lập pháp
(16/07/2021)