Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTXHĐây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.Năm 2021 là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồng thời ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2021 về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV và nhiều Nghị quyết, văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình KTXH những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, những tháng vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, nhất là tại các nước trong khu vực; trong nước, các đợt dịch bùng phát đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2021. Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu đề ra; giải ngân vốn đầu tư công chậm; cán cân thương mại có xu hướng chuyển sang nhập siêu; áp lực lạm phát gia tăng; sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng; đời sống của một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng dịch bệnh và người lao động tại các khu công nghiệp có dịch...
Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở kết quả Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2021, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Theo đó, quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết, như sau: Quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các cấp, các ngành.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; đánh giá đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “chống dịch như chống giặc”; bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, “chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”; Tăng cường đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; không trông chờ, ỷ lại; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên; có cách tiếp cận mới, tạo sức bật mới trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý.
Ngoài ra, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cấp, các ngành phải chủ động huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội phục vụ phát triển KTXH; đẩy mạnh hợp tác công tư trên tất cả các lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đối với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, có chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác đối ngoại; xây dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải giữ đúng nguyên tắc phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Trong hành động luôn luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc.
Chính vì vậy, Nghị quyết đã đề ra 05 mục tiêu, bao gồm: Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững; Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 95%-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm; trong đó đến hết quý III năm 2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch; Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.
Đối với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết dựa trên 09 nội dung: Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTXH; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số; Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững; Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; Tăng cường giám sát không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTXH
30/06/2021
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồng thời ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2021 về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV và nhiều Nghị quyết, văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình KTXH những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, những tháng vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, nhất là tại các nước trong khu vực; trong nước, các đợt dịch bùng phát đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2021. Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu đề ra; giải ngân vốn đầu tư công chậm; cán cân thương mại có xu hướng chuyển sang nhập siêu; áp lực lạm phát gia tăng; sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng; đời sống của một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng dịch bệnh và người lao động tại các khu công nghiệp có dịch...
Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở kết quả Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2021, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Theo đó, quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết, như sau: Quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các cấp, các ngành.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; đánh giá đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “chống dịch như chống giặc”; bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, “chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”; Tăng cường đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; không trông chờ, ỷ lại; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên; có cách tiếp cận mới, tạo sức bật mới trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý.
Ngoài ra, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cấp, các ngành phải chủ động huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội phục vụ phát triển KTXH; đẩy mạnh hợp tác công tư trên tất cả các lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đối với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, có chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác đối ngoại; xây dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải giữ đúng nguyên tắc phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Trong hành động luôn luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc.
Chính vì vậy, Nghị quyết đã đề ra 05 mục tiêu, bao gồm: Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững; Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 95%-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm; trong đó đến hết quý III năm 2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch; Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.
Đối với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết dựa trên 09 nội dung: Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTXH; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số; Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững; Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; Tăng cường giám sát không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.