Dự thảo Luật chuyển giao công nghệ gồm 6 chương, 63 điều và Dự án Luật cư trú gồm 6 chương, 42 điều, đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến hôm nay 25/9, dự kiến sẽ được QH thông qua tại kỳ họp tới.
Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật chuyển giao công nghệ là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một đạo luậtn ngành thống nhất điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển, đổi mới và thương mại hóa công nghệ, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường côờng công nghệ. Từ đó nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước một cách nhanh chóng và bền vững.
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đã tập trung vào các nội dung chính trong dự thảo nhằm ủng hộ và phát triển sản xuất, đại biểu Nguyễn Đức Kiên có ý kiến đồng tình với nội dung, ở chương 4 vì nó thể hiện được 2 nhóm chính sách để phát triển thị trường công nghệ. Đại biểu Tráng A Pao cho rằng, Dự thảo đã cụ thể hoá rất tốt các nội dung vì vậy đề nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua tại kỳ họp tới…Đại biểu Tào Hữu Phùng hoan nghênh các nội dung của điều 50 đã thể hiện sự khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất vì sẽ được trích một phần lợi nhuận trướ để tái sản xuất… Cuối buổi sáng, các đại biểu thảo luận về Dự án Luật cư trú, gồm 6 chương, 42 điều nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú, phục vụ phát triển kinh tế,nh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tạo khuôn khổ pháp luật thuận lợi để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam làm ăn sinh sống …
Qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị Luật này không nên điều chỉnh vấn đề di dân, vì di dân là vấn đề kinh tế-xã hội cần được giải quyết bằng các chính sách, biện pháp khác nhau để điều chỉnh và không thể đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật này …Một số ý kiến đề nghị bỏ sổ hộ khẩu vì lâu nay sổ hộ khẩu được gắn với một số đặc quyền của thời kỳ bao cấp, không phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Trong nhiều trường hợp, sổ hộ khẩu bị một số cơ quan, tổ chức sử dụng làm căn cứ, điều kiện cho các giao dịch, đi lại và đó là là hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kể cả quyền tự do cư trú và lựa chọn nơi cư trú. Chính phủ cho rằng: Những vướng mắc, phiền hà về điều kiện, thủ tục cấp sổ hộ khẩu, cũng như một số cơ quan, tổ chức sử dụng sổ hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như ý kiến trên cần phải được Luật cư trú giải quyết triệt để. Nhiều đại biểu cho rằng, sổ hộ khẩu vẫn rất cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phục vụ các chính sách phát triển quan trọng của Nhà nước như: Thống kê, điều tra dân số, qui hoạch, bố trí dân cư, tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đăng ký nghĩa vụ quân sự…
Vì vậy, Dự thảo Luật cư trú được xây dựng theo hướng: Giữ “Sổ hộ khẩu”, nhưng thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu phải thật đơn giản, thuận tiện, tránh phiền hà…
(Theo website Đảng Cộng sản)