Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộĐây là một trong các giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Chiến lược) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2060/QĐ-TTg.Giảm tai nạn giao thông đường bộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương
Theo Quyết định 2060/QĐ-TTg, mục tiêu của Chiến lược là hàng năm giảm 5 - 10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả; kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thân thiện môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông an toàn; có hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạn giao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cũng theo Chiến lược, tầm nhìn đến năm 2045 là:
Giai đoạn 2031 - 2045, hàng năm kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương, hướng đến mục tiêu sẽ không có người chết do tai nạn giao thông đường bộ.
Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn giao thông được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững từ trung ương đến địa phương; năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tương đương các nước phát triển.
Hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; đa số người dân trong đô thị hình thành thói quen tham gia giao thông bằng dịch vụ vận tải công cộng, đi bộ và đi xe đạp.
Vận tải hành khách công cộng phát triển với hạ tầng kết nối và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách được nâng cao.
Cơ bản hoàn thành việc triển khai, áp dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông, đặc biệt trong quản lý dịch vụ công, hoạt động vận tải, phương tiện tự lái, giao thông thông minh, giám sát và xử lý vi phạm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng dữ liệu lớn trong tổ chức, điều hành giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị.
Hệ thống đường bộ từ cấp trung ương đến địa phương được xây dựng hiện đại, đồng bộ và được lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông, đáp ứng tiêu chí về tuyến đường thân thiện cho mọi đối tượng tham gia giao thông; tất cả các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ được xóa bỏ kịp thời.
Các trạm cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông được hiện đại hóa và giảm thời gian tiếp cận nạn nhân.
Giải pháp về quản lý, thể chế, chính sách
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để kịp thời ứng dụng và phát triển các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tập trung vào các lĩnh vực: phương tiện giao thông tự lái; internet vạn vật trong giao thông và dịch vụ vận tải; số hóa công tác quản lý; hệ thống giao thông thông minh mới sử dụng trí tuệ nhân tạo; ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn trong tổ chức giao thông.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách tái cơ cấu thị trường vận tải, nâng thị phần các phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm mức độ phụ thuộc vào vận tải đường bộ; khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các hành lang vận tải chính và trong các đô thị; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, lộ trình hạn chế việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt tại các đô thị lớn; ban hành và áp dụng bộ tiêu chí xác định ùn tắc giao thông trên đường bộ.
Nghiên cứu và ban hành các chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực an toàn giao thông; đặc biệt là các cá nhân, tổ chức khoa học công nghệ, các trường đại học để nghiên cứu các giải pháp, công nghệ mới áp dụng vào lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông.
Nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý và thi hành pháp luật:
Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới để xây dựng, kết nối và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông; đầu tư nâng cấp trung tâm phân tích dữ liệu an toàn giao thông.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thống kê tai nạn giao thông, xây dựng cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ trên cơ sở tích hợp số liệu báo cáo tai nạn giao thông tại hiện trường, số liệu tai nạn, thương tích của cơ sở cấp cứu và điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện trong phạm vi toàn quốc.
Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và camera giám sát trên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo kết nối, sử dụng chung cho các cơ quan chức năng về thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong đó có kết nối và chia sẻ với hệ thống dữ liệu đăng ký phương tiện, đăng kiểm phương tiện, giấy phép lái xe.
Xây dựng hệ thống báo cáo và phân tích tình hình trật tự, an toàn giao thông cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Giải pháp về kết cấu hạ tầng giao thông
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường bộ, công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tiếp cận, ứng dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức giao thông; xây dựng và ban hành sổ tay kỹ thuật hướng dẫn thiết kế tuyến đường thân thiện.
Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ và các tuyến đường địa phương trọng yếu theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông; ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải; đẩy mạnh xây dựng các nút giao khác mức và các nút giao hình xuyến.
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương...
Giải pháp về phương tiện và vận tải
Xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2030 tham gia các quy định về an toàn phương tiện của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, trong đó có các quy định về an toàn chủ động, an toàn bị động.
Xây dựng lộ trình để yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp, các tổ chức và cá nhân sử dụng phương tiện ô tô có trang bị các hệ thống cảm biến, cảnh báo va chạm với người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khác, hệ thống tiếp nhận thông tin về tuyến đường và các hệ thống, thiết bị an toàn hiện đại khác.
Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh thuộc diện không được tham gia giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc thực hiện.
Giải pháp về người điều khiển phương tiện
Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3 hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW.
Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển trên thế giới.
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ứng dụng các giải pháp công nghệ tuyên truyền.
Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở như xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm vùng miền, tôn giáo, bằng ngôn ngữ của nhiều dân tộc để truyền thông tại cơ sở.
Giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
Giải pháp về cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông
Nghiên cứu thành lập mới các trạm cấp cứu y tế hoặc nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, ứng trực 24/24h tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện, tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ cao tốc hoặc tại các địa điểm đảm bảo bán kính phục vụ trung bình khoảng 50 km, đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chú trọng đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, bao gồm cả đào tạo ở nước ngoài.
Tăng cường công tác đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho nhân lực từ trung ương đến địa phương; bảo đảm khả năng tiếp cận, ứng dụng thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông.
Giải pháp về nguồn kinh phí
Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược này.
Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh phân bổ sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở trung ương và địa phương cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
21/12/2020
Đây là một trong các giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Chiến lược) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2060/QĐ-TTg.
Giảm tai nạn giao thông đường bộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương
Theo Quyết định 2060/QĐ-TTg, mục tiêu của Chiến lược là hàng năm giảm 5 - 10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả; kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thân thiện môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông an toàn; có hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạn giao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cũng theo Chiến lược, tầm nhìn đến năm 2045 là:
Giai đoạn 2031 - 2045, hàng năm kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương, hướng đến mục tiêu sẽ không có người chết do tai nạn giao thông đường bộ.
Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn giao thông được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững từ trung ương đến địa phương; năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tương đương các nước phát triển.
Hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; đa số người dân trong đô thị hình thành thói quen tham gia giao thông bằng dịch vụ vận tải công cộng, đi bộ và đi xe đạp.
Vận tải hành khách công cộng phát triển với hạ tầng kết nối và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách được nâng cao.
Cơ bản hoàn thành việc triển khai, áp dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông, đặc biệt trong quản lý dịch vụ công, hoạt động vận tải, phương tiện tự lái, giao thông thông minh, giám sát và xử lý vi phạm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng dữ liệu lớn trong tổ chức, điều hành giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị.
Hệ thống đường bộ từ cấp trung ương đến địa phương được xây dựng hiện đại, đồng bộ và được lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông, đáp ứng tiêu chí về tuyến đường thân thiện cho mọi đối tượng tham gia giao thông; tất cả các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ được xóa bỏ kịp thời.
Các trạm cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông được hiện đại hóa và giảm thời gian tiếp cận nạn nhân.
Giải pháp về quản lý, thể chế, chính sách
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để kịp thời ứng dụng và phát triển các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tập trung vào các lĩnh vực: phương tiện giao thông tự lái; internet vạn vật trong giao thông và dịch vụ vận tải; số hóa công tác quản lý; hệ thống giao thông thông minh mới sử dụng trí tuệ nhân tạo; ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn trong tổ chức giao thông.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách tái cơ cấu thị trường vận tải, nâng thị phần các phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm mức độ phụ thuộc vào vận tải đường bộ; khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các hành lang vận tải chính và trong các đô thị; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, lộ trình hạn chế việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt tại các đô thị lớn; ban hành và áp dụng bộ tiêu chí xác định ùn tắc giao thông trên đường bộ.
Nghiên cứu và ban hành các chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực an toàn giao thông; đặc biệt là các cá nhân, tổ chức khoa học công nghệ, các trường đại học để nghiên cứu các giải pháp, công nghệ mới áp dụng vào lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông.
Nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý và thi hành pháp luật:
Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới để xây dựng, kết nối và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông; đầu tư nâng cấp trung tâm phân tích dữ liệu an toàn giao thông.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thống kê tai nạn giao thông, xây dựng cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ trên cơ sở tích hợp số liệu báo cáo tai nạn giao thông tại hiện trường, số liệu tai nạn, thương tích của cơ sở cấp cứu và điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện trong phạm vi toàn quốc.
Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và camera giám sát trên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo kết nối, sử dụng chung cho các cơ quan chức năng về thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong đó có kết nối và chia sẻ với hệ thống dữ liệu đăng ký phương tiện, đăng kiểm phương tiện, giấy phép lái xe.
Xây dựng hệ thống báo cáo và phân tích tình hình trật tự, an toàn giao thông cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Giải pháp về kết cấu hạ tầng giao thông
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường bộ, công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tiếp cận, ứng dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức giao thông; xây dựng và ban hành sổ tay kỹ thuật hướng dẫn thiết kế tuyến đường thân thiện.
Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ và các tuyến đường địa phương trọng yếu theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông; ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải; đẩy mạnh xây dựng các nút giao khác mức và các nút giao hình xuyến.
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương...
Giải pháp về phương tiện và vận tải
Xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2030 tham gia các quy định về an toàn phương tiện của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, trong đó có các quy định về an toàn chủ động, an toàn bị động.
Xây dựng lộ trình để yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp, các tổ chức và cá nhân sử dụng phương tiện ô tô có trang bị các hệ thống cảm biến, cảnh báo va chạm với người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khác, hệ thống tiếp nhận thông tin về tuyến đường và các hệ thống, thiết bị an toàn hiện đại khác.
Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh thuộc diện không được tham gia giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc thực hiện.
Giải pháp về người điều khiển phương tiện
Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3 hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW.
Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển trên thế giới.
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ứng dụng các giải pháp công nghệ tuyên truyền.
Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở như xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm vùng miền, tôn giáo, bằng ngôn ngữ của nhiều dân tộc để truyền thông tại cơ sở.
Giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
Giải pháp về cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông
Nghiên cứu thành lập mới các trạm cấp cứu y tế hoặc nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, ứng trực 24/24h tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện, tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ cao tốc hoặc tại các địa điểm đảm bảo bán kính phục vụ trung bình khoảng 50 km, đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chú trọng đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, bao gồm cả đào tạo ở nước ngoài.
Tăng cường công tác đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho nhân lực từ trung ương đến địa phương; bảo đảm khả năng tiếp cận, ứng dụng thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông.
Giải pháp về nguồn kinh phí
Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược này.
Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh phân bổ sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở trung ương và địa phương cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường.