Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn- giao thôngChính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021.
Theo Chỉ thị, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đồng thời quán triệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn- giao thông, chống ùn tắc giao thông; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
4. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
5. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.
8. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải: Xây dựng và trình sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường thủy nội địa và các quy định pháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; ban hành quy định bắt buộc chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình xây dựng lớn phải thiết kế phương án kết nối giao thông vào đường quốc lộ, đường chính trong đô thị, tính toán nhu cầu giao thông phát sinh của công trình, đảm bảo an toàn giao thông và không gây ùn tắc giao thông; khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch toàn ngành và các quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; cập nhật và tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đã được phê duyệt; khẩn trương đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại và chuyển giao để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý, vận hành;Tăng cường công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nghiên cứu báo cáo Chính phủ về việc tăng tỷ trọng vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; Trao đổi, chia sẻ thông tin với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương nhằm tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; ban hành quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải và tổ chức giao thông; Lập và triển khai thực hiện các đề án, dự án bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho tất cả các lĩnh vực, tập trung vào nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, an toàn kỹ thuật phương tiện và người điều khiển phương tiện; xử lý dứt điểm các điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ vào năm 2020; đưa ra lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025, giảm tối thiểu 30% lối đi tự mở vào năm 2021; khẩn trương sửa chữa, bảo đảm an toàn đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; Hoàn thiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2019….
Bộ Công an: Hoàn thiện, trình ban hành quy định về thống kê và chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông; rà soát, hệ thống hóa và sửa đổi, bổ sung để trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình mới; xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải để trao đổi các thông tin phục vụ quản lý nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Lập đề án đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn cả nước; xây dựng và vận hành Trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông đảm bảo kết nối và xử lý dữ liệu camera từ các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ công tác bảo đảm an toàn giao thông gắn với an ninh trật tự; trước mắt đến năm 2020 triển khai thí điểm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và tiến tới triển khai trên toàn quốc từ năm 2022; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông; kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và chia sẻ thông tin với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoàn thành trong năm 2020….
Bộ Tư pháp: Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát hiện những quy định không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp quy định pháp luật; Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành hướng dẫn thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông khi phương tiện được sử dụng trong hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ ghi nhận và phát hiện; đề xuất quy định đơn giản hóa thủ tục xử lý phương tiện bị tạm giữ quá thời hạn mà chủ phương tiện không đến thực hiện quyết định xử phạt; Phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham khảo các kinh nghiệm quản lý xã hội tiên tiến, làm cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phạt nguội, xử lý qua hệ thống tư pháp đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn- giao thông
25/02/2019
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021.
Theo Chỉ thị, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đồng thời quán triệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn- giao thông, chống ùn tắc giao thông; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
4. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
5. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.
8. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải: Xây dựng và trình sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường thủy nội địa và các quy định pháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; ban hành quy định bắt buộc chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình xây dựng lớn phải thiết kế phương án kết nối giao thông vào đường quốc lộ, đường chính trong đô thị, tính toán nhu cầu giao thông phát sinh của công trình, đảm bảo an toàn giao thông và không gây ùn tắc giao thông; khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch toàn ngành và các quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; cập nhật và tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đã được phê duyệt; khẩn trương đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại và chuyển giao để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý, vận hành;Tăng cường công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nghiên cứu báo cáo Chính phủ về việc tăng tỷ trọng vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; Trao đổi, chia sẻ thông tin với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương nhằm tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; ban hành quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải và tổ chức giao thông; Lập và triển khai thực hiện các đề án, dự án bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho tất cả các lĩnh vực, tập trung vào nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, an toàn kỹ thuật phương tiện và người điều khiển phương tiện; xử lý dứt điểm các điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ vào năm 2020; đưa ra lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025, giảm tối thiểu 30% lối đi tự mở vào năm 2021; khẩn trương sửa chữa, bảo đảm an toàn đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; Hoàn thiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2019….
Bộ Công an: Hoàn thiện, trình ban hành quy định về thống kê và chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông; rà soát, hệ thống hóa và sửa đổi, bổ sung để trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình mới; xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải để trao đổi các thông tin phục vụ quản lý nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Lập đề án đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn cả nước; xây dựng và vận hành Trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông đảm bảo kết nối và xử lý dữ liệu camera từ các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ công tác bảo đảm an toàn giao thông gắn với an ninh trật tự; trước mắt đến năm 2020 triển khai thí điểm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và tiến tới triển khai trên toàn quốc từ năm 2022; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông; kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và chia sẻ thông tin với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoàn thành trong năm 2020….
Bộ Tư pháp: Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát hiện những quy định không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp quy định pháp luật; Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành hướng dẫn thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông khi phương tiện được sử dụng trong hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ ghi nhận và phát hiện; đề xuất quy định đơn giản hóa thủ tục xử lý phương tiện bị tạm giữ quá thời hạn mà chủ phương tiện không đến thực hiện quyết định xử phạt; Phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham khảo các kinh nghiệm quản lý xã hội tiên tiến, làm cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phạt nguội, xử lý qua hệ thống tư pháp đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.