Giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ emĐể tăng cường giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành có liên quan, trong đó yêu cầu:
Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; Hướng dẫn công an các cấp quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương; Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn, ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại;
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài; Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật đối với các điều của Bộ luật hình sự quy định về xâm hại tình dục trẻ em để giải quyết vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các tổ chức xã hội tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, xử lý; tư vấn, tham gia hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại theo quy định của pháp luật.
Giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em
18/05/2017
Để tăng cường giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành có liên quan, trong đó yêu cầu:
Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; Hướng dẫn công an các cấp quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương; Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn, ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại;
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài; Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật đối với các điều của Bộ luật hình sự quy định về xâm hại tình dục trẻ em để giải quyết vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các tổ chức xã hội tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, xử lý; tư vấn, tham gia hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại theo quy định của pháp luật.