Truyền thông về trợ giúp pháp lý - thực trạng và giải phápThực tiễn đã chứng minh, công tác trợ giúp pháp lý là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân và phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, đạo lý của dân tộc và điều kiện thực tế của nước ta, đây không chỉ là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế, đối tượng đặc thù trong xã hội mà còn góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Hệ thống trợ giúp pháp lý ra đời trên cơ sở Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay, hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã trải rộng trên toàn quốc với 63 Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc 63 Sở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với 199 Chi nhánh đặt tại huyện hoặc liên huyện. Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua năm 2006 cùng với đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của công tác TGPL. Số lượng người được trợ giúp pháp lý tăng lên đáng kể qua các năm, đến nay gần 1.774.386 người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng đặc thù đã được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
I. Thực trạng về công tác truyền thông
Kể từ khi hệ thống trợ giúp pháp lý được hình thành và phát triển đến nay, công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý luôn được đặc biệt quan tâm, đã có nhiều hình thức truyền thông đến với người dân như: giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý trên phương tiện thông tin đại chúng, tờ gấp pháp luật, đặt Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại cơ quan tiến hành tố tụng, trụ sở tiếp công dân. Bên cạnh đó công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh thông qua loa truyền thanh của xã, thôn, bản, nói chuyện pháp luật buổi tối và qua trợ giúp pháp lý lưu động .v..v…
Nhờ tuyên truyền tích cực về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan nhà nước về chức năng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và sự cần thiết của trợ giúp pháp lý đã được nâng cao và ngày càng nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đến nay, nhiều địa phương đã tạo điều kiện, tăng biên chế cũng như ngân sách hoạt động hàng năm cho Trung tâm (Hà Nội: 63 biên chế; Lào Cai: 30; Cao Bằng: 23; Đăk Lăk: 24; thành phố Hồ Chí Minh 20; Cần Thơ: 44;), nhiều Trung tâm đã được bố trí trụ sở riêng thuận lợi cho việc tiếp công dân cũng như được trang bị ôtô phục vụ cho công tác trợ giúp pháp lý lưu động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phượng.
Quan hệ phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đã được tăng cường. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã giới thiệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý thường xuyên hơn và số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đã tăng lên đáng kể (năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014, 63 Trung tâm và các Chi nhánh đã thực hiện: 9.833 vụ việc đại diện, bào chữa). Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý được đặt tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, qua đó bị can, bị cáo, người thân của bị can, bị cáo và những người khác đã biết về quyền được trợ giúp pháp lý và có thông tin để liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý đề nghị giúp đỡ. Các cơ quan nhà nước và nhiều tổ chức đã tích cực cử cán bộ làm cộng tác viên của Trung tâm. Ở một số địa phương, các Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho thành viên tại cơ sở.
1. Các hình thức truyền thông đã được thực hiện
1.1. Tờ gấp, cẩm nang, tài liệu pháp luật:
Hàng năm, hệ thống trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương thường xuyên biên soạn các loại tờ gấp pháp luật với các nội dung liên quan đến đời sống của người dân (từ năm 2013 đến nay, Cục Trợ giúp pháp lý đã biên soạn 22 loại tờ gấp và phát hành trên 2.000.000 tờ gấp cho địa phương). Các loại Tờ gấp pháp luật được phát miễn phí cho người dân khi thực hiện tư vấn, trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu Lạc bộ hoặc được đặt trong Hộp tin trợ giúp pháp lý, ... thông qua tờ gấp pháp luật, người dân nắm được các quy định pháp luật để vận dụng trong đời sống hàng ngày. Hình thức truyền thông này đã mang lại những những hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, truyền tải được nhiều nội dung pháp luật, đặc biệt phù hợp với điều kiện những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
1.2. Truyền thông qua các chuyên Trang, chuyên mục trên Đài Phát thanh, truyền hình, Báo, Tạp chí, Bản tin
Ở Trung ương, Cục Trợ giúp pháp lý đã tích cực phối hợp với các ban, ngành để tuyên truyền, nâng cao vị trí, vai trò, của trợ giúp pháp lý trong xã hội, đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự truyền hình về hoạt động TGPL“Điện Biên – Trợ giúp pháp lý cho đồng bào vùng cao”; phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam,Tạp chí Dân chủ và pháp luật đưa các chuyên mục về trợ giúp pháp lý với các tin, bài viết nghiên cứu về hoạt động TGPL. Ngoài ra, một số báo có uy tín cũng thường xuyên có các bài viết về hoạt động trợ giúp pháp lý.
Ở địa phương, các Sở Tư pháp đã phối hợp với Báo, Đài của tỉnh thường xuyên có các chuyên mục về trợ giúp pháp lý như: “Pháp luật và đời sống”, “Luật sư của bạn”. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh và truyền hình các tỉnh, thành phố có mục “Trả lời thư bạn nghe đài”, “Hộp thư truyền hình”, cũng như các phóng sự, phim tài liệu về hoạt động trợ giúp pháp lý, tin tức về các đợt trợ giúp pháp lý lưu động...
1.3. Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam
Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời cập nhật và truyền tải các hoạt động TGPL trên cả nước, Trang thông tin điện tử của Cục TGPL đã được nâng cấp với một phiên bản mới, đây là kênh thông tin phong phú, đa dạng về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phản ánh tương đối đầy đủ các hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc, là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước đến đông đảo người dân. Số lượng các bài viết không ngừng được tăng lên với nội dung phong phú và có chất lượng, từ năm 2013 đến nay đã có gần 300 bài viết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục.
Để thiệu đến bạn bè quốc tế về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý đã và đang hoàn thiện Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam bằng phiên bản tiếng Anh, với mục đích tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu những mô hình trợ giúp pháp lý trên thế giới đáp dụng vào thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam,.
1.4. Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý
Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý (với các nội dung như: người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh) ngoài việc được niêm yết tại trụ sở các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn được niêm yết công khai tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam; Nhà Tạm giữ; các cơ quan, ban, ngành để mọi người dân dễ dàng tiếp cận biết được trình tự.
1.5. Truyền thông thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL;
Qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm luôn kết hợp giới thiệu với người dân về hoạt động trợ giúp pháp lý, điều kiện để được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, địa chỉ của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm, thủ tục để được trợ giúp pháp lý, giúp người dân nắm bắt được các thông tin về hoạt động này. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đều có tổ chức nói chuyện Chuyên đề về các lĩnh vực pháp luật mới và giới thiệu nội dung cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
1.6. Truyền thông thông qua loa truyền thanh của xã, phường, thôn, bản.
Việc tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý qua các phương tiện truyền thông tại xã, phường, thị trấn, thôn, bản..đã từng bước được chú trọng, nhiều địa phương đã tổ chức phát thanh vào những ngày nghỉ trong tuần để người dân biết và tiếp cận. Đây là một trong những kênh thông tin đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
II. Một số những khó khăn, hạn chế:
1. Các hoạt động truyền thông chưa được tổ chức thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa có chiến lược dài hạn mang tính bền vững.
2. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn như: người dân ít có điều kiện được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo viết...).
3. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được trợ giúp pháp lý, về hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước vẫn còn hạn chế, nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý chưa biết về quyền được trợ giúp pháp lý của mình.
4. Nhiều người dân và cơ quan, tổ chức vẫn chưa biết đến Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam tại địa chỉ (www.trogiupphaply.gov.vn), cũng như chưa có phương tiện để tiếp cận, khai thác và sử dụng Trang thông tin này đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
5. Chưa có cơ chế phối hợp thống nhất và hiệu quả giữa tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan thông tin truyền thông nên vẫn còn tình trạng các cơ quan, ban ngành ở một số địa phương còn nhận thức chưa đúng về hoạt động trợ giúp pháp lý coi đây là hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện, chứ chưa coi đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
III. Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông
Để mọi người dân, cơ quan, tổ chức biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được hưởng các dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, trong đó tập trung vào một số giải pháp:
- Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cần ban hành một văn bản liên tịch quy định cơ chế phối hợp về truyền thông trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để hoạt động này được thường xuyên, liên tục và hiệu quả hơn; tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân và các cơ quan, ban, ngành nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy, chính quyền các địa phương về công tác trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan truyền thanh, truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp và hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Cần đa dạng, phong phú các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông về trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền cũng như trình độ dân trí để thu hút được sự quan tâm, chú ý của mọi người dân.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý - thực trạng và giải pháp
29/03/2017
Thực tiễn đã chứng minh, công tác trợ giúp pháp lý là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân và phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, đạo lý của dân tộc và điều kiện thực tế của nước ta, đây không chỉ là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế, đối tượng đặc thù trong xã hội mà còn góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hệ thống trợ giúp pháp lý ra đời trên cơ sở Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay, hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã trải rộng trên toàn quốc với 63 Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc 63 Sở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với 199 Chi nhánh đặt tại huyện hoặc liên huyện. Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua năm 2006 cùng với đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của công tác TGPL. Số lượng người được trợ giúp pháp lý tăng lên đáng kể qua các năm, đến nay gần 1.774.386 người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng đặc thù đã được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
I. Thực trạng về công tác truyền thông
Kể từ khi hệ thống trợ giúp pháp lý được hình thành và phát triển đến nay, công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý luôn được đặc biệt quan tâm, đã có nhiều hình thức truyền thông đến với người dân như: giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý trên phương tiện thông tin đại chúng, tờ gấp pháp luật, đặt Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại cơ quan tiến hành tố tụng, trụ sở tiếp công dân. Bên cạnh đó công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh thông qua loa truyền thanh của xã, thôn, bản, nói chuyện pháp luật buổi tối và qua trợ giúp pháp lý lưu động .v..v…
Nhờ tuyên truyền tích cực về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan nhà nước về chức năng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và sự cần thiết của trợ giúp pháp lý đã được nâng cao và ngày càng nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đến nay, nhiều địa phương đã tạo điều kiện, tăng biên chế cũng như ngân sách hoạt động hàng năm cho Trung tâm (Hà Nội: 63 biên chế; Lào Cai: 30; Cao Bằng: 23; Đăk Lăk: 24; thành phố Hồ Chí Minh 20; Cần Thơ: 44;), nhiều Trung tâm đã được bố trí trụ sở riêng thuận lợi cho việc tiếp công dân cũng như được trang bị ôtô phục vụ cho công tác trợ giúp pháp lý lưu động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phượng.
Quan hệ phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đã được tăng cường. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã giới thiệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý thường xuyên hơn và số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đã tăng lên đáng kể (năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014, 63 Trung tâm và các Chi nhánh đã thực hiện: 9.833 vụ việc đại diện, bào chữa). Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý được đặt tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, qua đó bị can, bị cáo, người thân của bị can, bị cáo và những người khác đã biết về quyền được trợ giúp pháp lý và có thông tin để liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý đề nghị giúp đỡ. Các cơ quan nhà nước và nhiều tổ chức đã tích cực cử cán bộ làm cộng tác viên của Trung tâm. Ở một số địa phương, các Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho thành viên tại cơ sở.
1. Các hình thức truyền thông đã được thực hiện
1.1. Tờ gấp, cẩm nang, tài liệu pháp luật:
Hàng năm, hệ thống trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương thường xuyên biên soạn các loại tờ gấp pháp luật với các nội dung liên quan đến đời sống của người dân (từ năm 2013 đến nay, Cục Trợ giúp pháp lý đã biên soạn 22 loại tờ gấp và phát hành trên 2.000.000 tờ gấp cho địa phương). Các loại Tờ gấp pháp luật được phát miễn phí cho người dân khi thực hiện tư vấn, trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu Lạc bộ hoặc được đặt trong Hộp tin trợ giúp pháp lý, ... thông qua tờ gấp pháp luật, người dân nắm được các quy định pháp luật để vận dụng trong đời sống hàng ngày. Hình thức truyền thông này đã mang lại những những hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, truyền tải được nhiều nội dung pháp luật, đặc biệt phù hợp với điều kiện những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
1.2. Truyền thông qua các chuyên Trang, chuyên mục trên Đài Phát thanh, truyền hình, Báo, Tạp chí, Bản tin
Ở Trung ương, Cục Trợ giúp pháp lý đã tích cực phối hợp với các ban, ngành để tuyên truyền, nâng cao vị trí, vai trò, của trợ giúp pháp lý trong xã hội, đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự truyền hình về hoạt động TGPL“Điện Biên – Trợ giúp pháp lý cho đồng bào vùng cao”; phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam,Tạp chí Dân chủ và pháp luật đưa các chuyên mục về trợ giúp pháp lý với các tin, bài viết nghiên cứu về hoạt động TGPL. Ngoài ra, một số báo có uy tín cũng thường xuyên có các bài viết về hoạt động trợ giúp pháp lý.
Ở địa phương, các Sở Tư pháp đã phối hợp với Báo, Đài của tỉnh thường xuyên có các chuyên mục về trợ giúp pháp lý như: “Pháp luật và đời sống”, “Luật sư của bạn”. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh và truyền hình các tỉnh, thành phố có mục “Trả lời thư bạn nghe đài”, “Hộp thư truyền hình”, cũng như các phóng sự, phim tài liệu về hoạt động trợ giúp pháp lý, tin tức về các đợt trợ giúp pháp lý lưu động...
1.3. Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam
Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời cập nhật và truyền tải các hoạt động TGPL trên cả nước, Trang thông tin điện tử của Cục TGPL đã được nâng cấp với một phiên bản mới, đây là kênh thông tin phong phú, đa dạng về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phản ánh tương đối đầy đủ các hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc, là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước đến đông đảo người dân. Số lượng các bài viết không ngừng được tăng lên với nội dung phong phú và có chất lượng, từ năm 2013 đến nay đã có gần 300 bài viết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục.
Để thiệu đến bạn bè quốc tế về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý đã và đang hoàn thiện Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam bằng phiên bản tiếng Anh, với mục đích tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu những mô hình trợ giúp pháp lý trên thế giới đáp dụng vào thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam,.
1.4. Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý
Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý (với các nội dung như: người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh) ngoài việc được niêm yết tại trụ sở các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn được niêm yết công khai tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam; Nhà Tạm giữ; các cơ quan, ban, ngành để mọi người dân dễ dàng tiếp cận biết được trình tự.
1.5. Truyền thông thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL;
Qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm luôn kết hợp giới thiệu với người dân về hoạt động trợ giúp pháp lý, điều kiện để được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, địa chỉ của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm, thủ tục để được trợ giúp pháp lý, giúp người dân nắm bắt được các thông tin về hoạt động này. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đều có tổ chức nói chuyện Chuyên đề về các lĩnh vực pháp luật mới và giới thiệu nội dung cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
1.6. Truyền thông thông qua loa truyền thanh của xã, phường, thôn, bản.
Việc tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý qua các phương tiện truyền thông tại xã, phường, thị trấn, thôn, bản..đã từng bước được chú trọng, nhiều địa phương đã tổ chức phát thanh vào những ngày nghỉ trong tuần để người dân biết và tiếp cận. Đây là một trong những kênh thông tin đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
II. Một số những khó khăn, hạn chế:
1. Các hoạt động truyền thông chưa được tổ chức thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa có chiến lược dài hạn mang tính bền vững.
2. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn như: người dân ít có điều kiện được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo viết...).
3. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được trợ giúp pháp lý, về hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước vẫn còn hạn chế, nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý chưa biết về quyền được trợ giúp pháp lý của mình.
4. Nhiều người dân và cơ quan, tổ chức vẫn chưa biết đến Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam tại địa chỉ (www.trogiupphaply.gov.vn), cũng như chưa có phương tiện để tiếp cận, khai thác và sử dụng Trang thông tin này đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.
5. Chưa có cơ chế phối hợp thống nhất và hiệu quả giữa tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan thông tin truyền thông nên vẫn còn tình trạng các cơ quan, ban ngành ở một số địa phương còn nhận thức chưa đúng về hoạt động trợ giúp pháp lý coi đây là hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện, chứ chưa coi đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
III. Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông
Để mọi người dân, cơ quan, tổ chức biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được hưởng các dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, trong đó tập trung vào một số giải pháp:
- Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cần ban hành một văn bản liên tịch quy định cơ chế phối hợp về truyền thông trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để hoạt động này được thường xuyên, liên tục và hiệu quả hơn; tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân và các cơ quan, ban, ngành nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy, chính quyền các địa phương về công tác trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan truyền thanh, truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp và hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Cần đa dạng, phong phú các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông về trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền cũng như trình độ dân trí để thu hút được sự quan tâm, chú ý của mọi người dân.