Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TWTrên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện, ngày 04/04/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.Bên cạnh việc đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra một số nhiệm vụ triển khai thực hiện còn chậm, chưa đều, thiếu cân đối, Bộ Chính trị đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt mục tiêu, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW; đồng thời, thể chế hóa đúng đắn, kịp thời các chủ trương, đường lối đổi mới được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Theo đó, Bộ Chính trị đã xác định 06 nội dung định hướng, 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và những nội dung chỉ đạo trong việc tiếp tục tổ chức thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
1. Nội dung định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
(i) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; làm rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương; hoàn thiện pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
(ii) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước phù hợp thực tiễn phát triển đất nước; mở rộng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước; tăng cường sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; bảo đảm quyền giám sát của nhân dân.
(iii) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế theo hướng tiếp tục thể chế hóa các quyền về tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phát triển các loại thị trường, gia nhập và rút khỏi thị trường theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh; hoàn thiện pháp luật về các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm: thuế, các tiêu chuẩn về chất lượng, quản lý giá và các công cụ hỗ trợ quản lý vĩ mô như thống kê, đăng ký giao dịch, đăng ký tài sản. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, đặc khu kinh tế; xây dựng cơ chế quản lý kinh tế đặc thù đô thị, nông thôn, biên giới, hải đảo, tài nguyên biển; pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
(iv) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, dân tộc, dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và chính sách xã hội theo hướng lấy giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; luật hóa chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển lành mạnh, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng để kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, về báo chí, xuất bản. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến khích phát triển cơ sở y tế ngoài công lập; thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
(v) Hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh theo hướng thể chế hóa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực, củng cố quốc phòng - an ninh; hoàn thiện cơ sở pháp lý nâng cao năng lực bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
(vi) Hoàn thiện pháp luật về hội nhập trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc theo hướng ưu tiên xây dựng các thiết chế bảo vệ độc lập, tự chủ trong chủ động hội nhập quốc tế. Chú trọng việc nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đẩy mạnh việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp và giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại, đầu tư.
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
(i) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên đối với công tác xây dựng pháp luật và giám sát thi hành pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật; củng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.
(ii) Tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội theo hướng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi trên cơ sở thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và quy định của Hiến pháp, có thứ tự ưu tiên hợp lý và bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Kiện toàn tổ chức các cơ quan và các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về án lệ.
(iii) Kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; quan tâm công tác giải thích pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ pháp lý và hoạt động bổ trợ tư pháp; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
3. Trên cơ sở xác định 06 nội dung định hướng và 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Bộ Chính trị chỉ đạo cụ thể các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong tổ chức thực hiện như sau:
(i) Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác xây dựng pháp luật giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; tăng cường giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật, giải thích pháp luật.
(ii) Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng trong hoạt động xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn 2016 -2020.
(iii) Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và nghiêm chỉnh thi hành pháp luật; giám sát việc chấp hành pháp luật của chính quyền các cấp.
(iv) Các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp và các bộ, ngành ở Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý phù hợp với các định hướng, giải pháp trong Nghị quyết và Kết luận này, đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường phối hợp trong các hoạt động liên ngành về xây dựng và thi hành pháp luật.
(v) Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phố biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và thi hành pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan tư pháp địa phương tăng cường trách nhiệm trong tổ chức thi hành pháp luật; gắn công tác này với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cuối cùng, Bộ Chính trị giao Ban nội chính Trung ương theo dõi việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Kết luận của Bộ Chính trị; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW
05/04/2016
Trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện, ngày 04/04/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Bên cạnh việc đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra một số nhiệm vụ triển khai thực hiện còn chậm, chưa đều, thiếu cân đối, Bộ Chính trị đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt mục tiêu, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW; đồng thời, thể chế hóa đúng đắn, kịp thời các chủ trương, đường lối đổi mới được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Theo đó, Bộ Chính trị đã xác định 06 nội dung định hướng, 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và những nội dung chỉ đạo trong việc tiếp tục tổ chức thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
1. Nội dung định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
(i) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; làm rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương; hoàn thiện pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
(ii) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước phù hợp thực tiễn phát triển đất nước; mở rộng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước; tăng cường sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; bảo đảm quyền giám sát của nhân dân.
(iii) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế theo hướng tiếp tục thể chế hóa các quyền về tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phát triển các loại thị trường, gia nhập và rút khỏi thị trường theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh; hoàn thiện pháp luật về các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm: thuế, các tiêu chuẩn về chất lượng, quản lý giá và các công cụ hỗ trợ quản lý vĩ mô như thống kê, đăng ký giao dịch, đăng ký tài sản. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, đặc khu kinh tế; xây dựng cơ chế quản lý kinh tế đặc thù đô thị, nông thôn, biên giới, hải đảo, tài nguyên biển; pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
(iv) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, dân tộc, dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và chính sách xã hội theo hướng lấy giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; luật hóa chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển lành mạnh, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng để kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, về báo chí, xuất bản. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến khích phát triển cơ sở y tế ngoài công lập; thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
(v) Hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh theo hướng thể chế hóa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực, củng cố quốc phòng - an ninh; hoàn thiện cơ sở pháp lý nâng cao năng lực bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
(vi) Hoàn thiện pháp luật về hội nhập trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc theo hướng ưu tiên xây dựng các thiết chế bảo vệ độc lập, tự chủ trong chủ động hội nhập quốc tế. Chú trọng việc nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đẩy mạnh việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp và giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại, đầu tư.
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
(i) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên đối với công tác xây dựng pháp luật và giám sát thi hành pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật; củng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.
(ii) Tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội theo hướng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi trên cơ sở thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và quy định của Hiến pháp, có thứ tự ưu tiên hợp lý và bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Kiện toàn tổ chức các cơ quan và các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về án lệ.
(iii) Kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; quan tâm công tác giải thích pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ pháp lý và hoạt động bổ trợ tư pháp; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
3. Trên cơ sở xác định 06 nội dung định hướng và 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Bộ Chính trị chỉ đạo cụ thể các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong tổ chức thực hiện như sau:
(i) Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác xây dựng pháp luật giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; tăng cường giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật, giải thích pháp luật.
(ii) Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng trong hoạt động xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn 2016 -2020.
(iii) Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và nghiêm chỉnh thi hành pháp luật; giám sát việc chấp hành pháp luật của chính quyền các cấp.
(iv) Các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp và các bộ, ngành ở Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý phù hợp với các định hướng, giải pháp trong Nghị quyết và Kết luận này, đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường phối hợp trong các hoạt động liên ngành về xây dựng và thi hành pháp luật.
(v) Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phố biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và thi hành pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan tư pháp địa phương tăng cường trách nhiệm trong tổ chức thi hành pháp luật; gắn công tác này với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cuối cùng, Bộ Chính trị giao Ban nội chính Trung ương theo dõi việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Kết luận của Bộ Chính trị; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật