Phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam: Trách nhiệm chủ yếu vẫn ở trên vai các cơ quan hành pháp 28/07/2008

Bà Phạm Thị Mai Phương, Phó Phòng nghiên cứu - Tổng hợp, Trung tâm Phòng chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, từ khi thành lập vào tháng 3/2007 đến nay, Trung tâm nhận được hơn 20 báo cáo về các giao dịch đáng ngờ, tuy nhiên, chưa có một giao dịch nào được Cơ quan điều tra kết luận là rửa tiền. Thông tin này vừa được đưa ra tại Hội thảo báo chí về phòng, chống rửa tiền được tổ chức vào ngày 25/7.

Không nên cho thanh tra giao thông có quyền dừng phương tiện 25/07/2008

Chiều qua (24/7), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Giao thông đường bộ. Dự thảo Luật trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội lần này có nhiều quy định còn gây tranh cãi, nhất là quy định về thẩm quyền của tranh tra giao thông đường bộ, về sự phối hợp của Công an xã trong quá trình tuần tra, kiểm soát và Quỹ bảo trì đường bộ.

Dự án Luật Cán bộ Công chức: Cán bộ, công chức xã và nỗi lo “phình biên chế” 24/07/2008

Chiều qua (23/7), dưới sự chủ trì và điều khiển của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án Luật Cán bộ, công chức là nội dung được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận.

Hoạt động Luật sư: Đang ở đâu trong các nhu cầu xã hội? 23/07/2008

Phát triển đội ngũ và hoạt động luật sư (LS) được đánh giá là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội. Ở nước ta, nghề LS vẫn đang phấn đấu để theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đang được toàn xã hội và bản thân giới LS quan tâm hiện nay là liệu LS đã thực sự phát huy được vai trò để đáp ứng nhu cầu của xã hội?

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm việc với Hà Nội về công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND Thành phố 23/07/2008

Chiều qua ( 22/7), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng Đoàn công tác của Quốc hội đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây về công tác chuẩn bị cho kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội (mới). Nhiều vấn đề đã được đưa ra xin ý kiến Phó Chủ tịch Quốc hội, trong đó có nội dung liên quan đến tiêu đề kỳ họp, tên khóa HĐND thành phố Hà Nội mới.

Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản 21/07/2008

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, trước thế kỷ 20, ở Nhật Bản chưa có pháp luật về bồi thường nhà nước (BTNN). Năm 1947, lần đầu tiên, Hiến pháp Nhật Bản tại Điều 17 quy định : “mọi người có thể yêu cầu, theo quy định của pháp luật, đòi nhà nước hoặc các cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại (BTTH) mà họ phải gánh chịu do các hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước gây ra”. Trên cơ sở Điều 17 Hiến pháp, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản liên quan đến BTNN như: Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước năm 1947; Luật Đền bù hình sự; Luật về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp trong các vụ việc có liên quan đến lợi ích nhà nước.

Bình đẳng giới - sẽ có nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện 21/07/2008

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29/11/2006. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với chính sách bình đẳng giới. Tuy nhiên, để Luật đi vào cuộc sống, yêu cầu đặt ra phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện Luật này. Đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Theo Dự thảo, sẽ có 4 nhóm biện pháp bảo đảm cho chính sách này.

Công tác công chứng, chứng thực và hộ tịch 6 tháng đầu năm 2008: Vì quyền lợi của từng người dân 21/07/2008

Là một trong 4 chuyên đề được báo cáo tại hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm, công tác công chứng, chứng thực và hộ tịch được đánh giá là có nhiều thành công liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân hơn cả. Đây cũng là kết quả tất yếu của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật được thực hiện một cách mạnh mẽ, triệt để trong lĩnh vực này thời gian qua