Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp: Có bột mới gột nên hồ 20/08/2008

Là hoạt động bổ trợ tư pháp, giám định tư pháp (GĐTP) có vị trí, vai trò quan trọng đối với hoạt động tố tụng. Xét về tính chất, giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn có hàm lượng chất xám cao, hao tổn sức lực. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thì chế độ bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành mới được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Và, cho đến nay, sau 12 năm chế độ này vẫn được áp dụng, cho dù mức lương tối thiểu đã được nâng lên tới 7 lần.

Một số vấn đề trong Dự thảo 9 Luật Giao thông đường bộ sửa đổi: 20/08/2008

Chặng đường sửa đổi của Luật Giao thông đường bộ đã đi tới “cột mốc” của dự thảo lần thứ 9. Nhìn chung, Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tìm được tiếng nói chung với phần lớn nội dung luật. Tuy nhiên, một số quy định vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý để đạt sự tối ưu nhất có thể.

Thực hiện chính sách TGPL trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo: Cần được hướng dẫn cụ thể 20/08/2008

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (MTQGGN) giai đoạn 2006 – 2010, Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình. Nhưng, đây mới chỉ là những hướng dẫn chung nhất nên việc thực hiện chính sách TGPL trong Chương trình vẫn gặp không ít khó khăn.

Cần nhìn nhận lại bản chất của đăng ký quyền sử dụng đất trong mối quan hệ với việc xác lập quyền về bất động sản của người dân 20/08/2008

Theo chúng tôi, một trong những lý do dẫn đến tiến độ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, cũng như những nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát tính minh bạch của thị trường bất động sản chưa thu được kết quả quan trọng là do chúng ta chưa hiểu đúng, toàn diện về bản chất của đăng ký quyền sử dụng đất (yếu tố cấu thành quan trọng và chủ yếu nhất của đăng ký bất động sản). Trong khi đó, xét từ giác độ khoa học pháp lý và pháp luật thực định thì việc xác định đúng bản chất của “đăng ký quyền sử dụng đất” có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến mục tiêu xây dựng, cũng như sự vận hành của hệ thống đăng ký bất động sản ở nước ta.

Hoàn tất dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trình Chính phủ 19/08/2008

Sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, đồng thời gửi lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã được chỉnh sửa hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ, ngành hữu quan và ý kiến của Hội đồng thẩm định (tại cuộc họp ngày 09/8/2008). Ngày 15/8/2008, dự thảo Luật đã được trình lên Chính phủ để thẩm tra.

Dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm - Những điểm mới so với pháp luật hiện hành 19/08/2008

Dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Dự thảo Luật) quy định rõ đối tượng đăng ký, phân biệt các trường hợp đăng ký bắt buộc (khoản 1 Điều 4) và các trường hợp đăng ký tự nguyện (khoản 2 Điều 4) trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Thực tiễn của Hoa Kỳ về xác định thiệt hại trong vụ kiện chống phá giá 19/08/2008

Tổ chức thương mại thế giới quy định một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường, việc bán phá giá phải bị xử phạt nếu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất nội địa và khi đó một bên ký kết có quyền áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm được bán phá giá đó. Tuy nhiên, để có thể thực hiện một vụ kiện chống bán phá giá thì bên ký kết phải xác định được thiệt hại cho nền công nghiệp nội địa do việc bán phá giá gây ra.

Đào tạo các chức danh tư pháp: Một vấn đề bức xúc trong thời hội nhập 19/08/2008

Xã hội càng phát triển, vai trò của các cơ quan tư pháp càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ công lý, pháp chế XHCN và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Để đáp ứng vai trò này, cần thiết phải xây dựng được đội ngũ các chức danh tư pháp (CDTP) đảm bảo các yêu cầu về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực trạng các CDTP ở nước ta vẫn gây ra nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong nhu cầu đào tạo.