Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù: Lợi ích, căn cứ, điều kiện 01/04/2009

Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nói chung là việc một quốc gia thực hiện chuyển giao người nước ngoài phạm tội đã bị toà án của quốc gia đó kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người bị kết án là công dân hoặc một nước khác đồng ý tiếp nhận để tiếp tục thi hành bản án. Luật Tương trợ tư pháp ra đời và có hiệu lực 01/7/2008 với một chương riêng (chương V) từ Điều 49 đến Điều 60 chứa đựng các quy định về căn cứ, điều kiện, trình tự, thủ tục, chi phí trong chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trở thành văn bản pháp lý đầu tiên tạo cơ sở cho việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

Một số quy định mới về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 31/03/2009

Luật thi hành án dân sự được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 tiếp tục quy định những nội dung về kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự. Theo đó, Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bán đấu giá tài sản 30/03/2009

Quản lý nhà nước về lĩnh vực bán đấu giá tài sản là vấn đề đang được quan tâm và cần được tăng cường trong giai đoạn hiện nay. Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bán đấu giá tài sản là công việc cần thiết, quan trọng để phục vụ cho yêu cầu quản lý. Để có thêm tài liệu tham khảo về công tác chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tư pháp, tác giả xin trình bày chuyên đề này dưới dạng quy trình thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bán đấu giá tài sản để cán bộ thanh tra và những tổ chức, cá nhân hành nghề bán đấu giá tài sản cùng tham khảo.

Một số nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Hội đồng liên ngành ở Trung ương theo Quyết định số 430/QĐ-HĐPH 30/03/2009

Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng liên ngành) là tổ chức phối hợp chỉ đạo liên ngành có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Lãnh đạo liên ngành) nghiên cứu, thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên phạm vi toàn quốc.

Quy mô thương mại theo quy định của hiệp định TRIPs và quy định của pháp luật Việt Nam 30/03/2009

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Kể từ thời điểm này, Việt Nam phải thực thi các cam kết của mình với WTO về các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ cũng như các văn kiện của WTO trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs).

Sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Phạt tối đa 500 triệu đồng. 30/03/2009

Bộ Tài nguyên và môi trường đang chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đánh giá, qua hơn 4 năm thi hành, hàng trăm ngàn trường hợp vi phạm đã bị xử lý, tuy nhiên với Nghị định hiện hành nhiều đối tượng, hành vi vi phạm đã bị bỏ lọt. Hơn nữa, các mức phạt hiện nay chưa tương xứng gây ra tình trạng nhờn luật trong một bộ phận dân cư.

Thủ tục gia nhập UNIDROIT và quyền lợi của Việt Nam khi là thành viên tổ chức này 29/03/2009

Tiếp theo 02 bài đã đăng về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư (UNIDROIT) cũng như chính sách và thành tựu lập pháp của Viện, chúng tôi xin giới thiệu bài thứ 3, trình bày thủ tục gia nhập UNIDROIT và phân tích quyền lợi của Việt Nam khi trở thành thành viên tổ chức này. Hy vọng những ý kiến của tác giả sẽ phần nào được các cơ quan có liên quan của Việt Nam cân nhắc, tham khảo trong quá trình nghiên cứu gia nhập các tổ chức quốc tế về pháp luật và tư pháp, trong đó có Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư.