Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và TANDTC về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án
02/03/2021
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho đối tượng được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong các bộ luật, luật tố tụng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, pháp luật quy định về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề phối hợp của Tòa án trong hoạt động tố tụng về trợ giúp pháp lý.
Quan niệm chung về cơ quan nhân quyền quốc gia
02/03/2021
Để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia xây dựng nhiều cơ chế khác nhau, ở cấp độ đa phương toàn cầu, khu vực và cấp độ quốc gia . Đối với cơ chế đa phương, cơ chế bảo đảm quyền con người trong khuôn khổ Liên hợp quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm cơ chế theo quy định Hiến chương Liên hợp quốc (cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát - Universal Periodic Review và cơ chế theo thủ tục đặc biệt) và cơ chế giám sát của các Ủy ban thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về quyền con người . Thực tiễn cho thấy, việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào trách nhiệm của các quốc gia. Vì vậy, bên cạnh cơ chế quốc tế, mỗi quốc gia cần xây dựng cơ chế quốc gia để bảo vệ quyền con người. Bài viết tổng thuật một số vấn đề chung về cơ quan nhân quyền quốc gia - một mô hình cơ quan bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong xã hội hiện đại.