Thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp - có cần quy định cụ thể? 10/11/2021

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có hơn 80 thủ tục hành chính yêu cầu phải có Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ[1]. Trong số đó, một số lĩnh vực quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ, thông thường là 06 tháng hoặc 01 năm kể từ ngày cấp; một số thủ tục chỉ quy định phải có Phiếu lý lịch tư pháp, không quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Bài viết sau đây cung cấp thông tin cho bạn đọc về vấn đề này và một số kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về vấn đề thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp.

Thị trường dịch vụ pháp lý và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý 22/09/2021

Phát triển dịch vụ pháp lý, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý là một trong các biện pháp góp phần quản trị rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay còn thiếu quy định cụ thể về thị trường dịch vụ pháp lý và thiếu các cơ chế hữu hiệu để thúc đẩy thị trường dịch vụ pháp lý phát triển. Bài viết này sẽ tập trung nhận diện về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý, cũng như làm rõ các định hướng về chính sách, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong thời gian tới.

Một số vấn đề về xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án của Tòa án tại khoản 6 Điều 252 BLTTHS 23/08/2021

Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. BLTTHS quy định Tòa án có thẩm quyền xác minh, thu thập và bổ sung chứng nhằm đảm bảo cho vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng quy định này trên thực tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao do chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể.

Chọn cơ quan tham mưu giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước cấp huyện: Cần cân nhắc kỹ các yếu tố 18/08/2021

Hiện nay, nhiều UBND cấp huyện lúng túng khi lựa chọn cơ quan tham mưu giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước (BTNN), do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể. Để bảo đảm hiệu quả công việc, cấp huyện cần cân nhắc kỹ các yếu tố trước khi giao.

Một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 16/08/2021

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được thay thế bằng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong các văn bản mới đã khắc phục các hạn chế, vướng mắc và những bất cập trong thi hành XLVPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ giới thiệu về các điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một số vấn đề đặt ra đối với công tác xuất bản theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng 28/07/2021

Hoạt động xuất bản ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đảng lãnh đạo công tác xuất bản không phải để hạn chế tự do và sức sáng tạo mà nhằm giúp xuất bản đi đúng hướng, hoàn thành tốt chức năng “là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận và tổ chức”[1], góp phần tích cực vào nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách con người Việt Nam.