Chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
14/03/2017
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, có những nội dung bao gồm các quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và những vấn đề mới cơ bản khác. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích những nội dung cơ bản về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Hoàn thiện quy định về giữ bí mật, cung cấp thông tin về tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng
09/03/2017
Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng (Nghị định 70) được ban hành ngày 21/11/2000 và có hiệu lực ngày 06/12/2000, hướng dẫn Điều 17 và Điều 104 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 1997. Nghị định bao gồm 3 Chương, 11 Điều, quy định về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin về tiền gửi và tài sản của khách hàng.
Bất cập từ một số quy định Luật tố cáo năm 2011, kiến nghị hoàn thiện
09/03/2017
Luật Tố cáo năm 2011 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu, đây là bước phát triển mới trong việc đảm bảo quyền tố cáo của công dân, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi từ thực tiễn, quy định của pháp luật hiện hành về tố cáo, bảo vệ người tố cáo còn bộc lộ những hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến những bất cập, vướng mắc cần hoàn thiện trong thời gian tới, như:
Phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
06/03/2017
Bỏ qua vấn đề Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đang phải lùi thời gian có hiệu lực do mắc nhiều sai sót kỹ thuật, nghiên cứu những quy định liên quan đến đồng phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) trong đồng phạm được quy định trong BLHS năm 2015 có thể thấy, mặc dù đã có nhiều sự sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng những quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm và phân hóa TNHS trong đồng phạm vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong thời gian BLHS năm 2015 đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung, tác giả mong muốn được trao đổi và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau về đồng phạm và việc phân hóa TNHS trong đồng phạm.
Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi – một số kiến nghị
06/03/2017
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. Đây là một biện pháp phòng ngừa rủi ro được nhiều quốc gia thiết lập nhằm bảo vệ người gửi tiền trong trường hợp một ngân hàng mất khả năng chi trả. Ở hầu hết các nước, hệ thống BHTG được thành lập bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Chính vì vậy, tổ chức BHTG là sự an toàn, là sự tin cậy, là sự đảm bảo cho các khoản tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tổ chức BHTG còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác là ngăn ngừa, xử lý những khủng hoảng của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn vi mô cho toàn bộ hệ thống tài chính.
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015
02/03/2017
Thời hiệu khởi kiện là một vấn đề pháp lý rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực từ dân sự, hình sự cho đến hành chính. Thời hiệu khởi kiện thậm chí có thể được xem là một trong những điều kiện được xem xét đầu tiên để đánh giá một chủ thể có hay không có quyền khởi kiện. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích về vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định cụ thể tại Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015
02/03/2017
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng vì con người, đề cao các giá trị phổ biến về quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong đó, có nhiều sự thay đổi cơ bản liên quan đến chế định trách niệm dân sự bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng, đây là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự về BTTH ngoài hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề xoay quanh quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, đó là, “sự kiện bất khả kháng”; lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoàn lỗi hay nhà làm luật đã xác định sẳn. Thiết nghĩ, mấy vấn đề này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thống nhất về nhận thức và áp dụng trong thực tiễn.