Hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị
28/03/2017
Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Trước đó, kiểu kinh doanh này thường được gọi dưới tên “truyền tiêu đa cấp”, “kinh doanh theo mạng”, “tiếp thị đa tầng”. Trên thế giới phương thức này thường được sử dụng dưới tên gọi “kinh doanh đa cấp” (Multi Level Marketing), đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm do nhà hóa học người Mỹ Karl Ranborg (1887 – 1973) sáng tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1927 đến năm 1934.
Những vấn đề vướng mắc trong việc thi hành luật BHVBQPPL năm 2015 và Nghị định hướng dẫn thi hành
27/03/2017
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lộ trình, bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Điều này đã được thể hiện tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vì vậy, tăng cường năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, các cấp được Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình phát triển quốc gia và chính sách phát triển bền vững.
Pháp nhân thương mại có là chủ thể của tội phạm Điều 236 và Điều 319 Bộ luật hình sự năm 2015?
20/03/2017
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với những tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này, được đánh giá bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự của Nhà nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, đáp ứng yêu cầu cấp bách từ thực tiễn khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường.
Quy định Luật kinh doanh bảo hiểm và một số kiên nghị hoàn thiện
16/03/2017
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 (viết tắt Luật KDBH). Từ đó cho đến nay, Luật KDBH đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy vẫn còn có một số bất cập, vướng mắc từ quy định của Luật KDBH, gây khó khăn và trong nhiều trường hợp chưa bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Cụ thể: