Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc năm 2025 - Hàm ý kinh nghiệm cho Việt Nam
03/05/2025
Ngày 30/4 vừa qua, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Đây là văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển hóa với tư cách là luật cơ bản đầu tiên của Trung Quốc để điều chỉnh cho việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân, khẳng định sự ủng hộ đối với một phần quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nghị quyết 66: "Đột phá của đột phá" trong xây dựng pháp luật
03/05/2025
Nghị quyết 66-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Italia
26/04/2025
Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, trong thời gian từ ngày 9 đến 16 tháng 4 năm 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại các nước Cộng hòa Séc và Cộng hòa Italia. Đoàn công tác đã được Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan của hai nước chia sẻ một số thông tin, kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.
Đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phát triển khu vực kinh tế tư nhân
09/04/2025
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng," Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia. Tổng Bí Thư Tô Lâm khẳng định rằng kinh tế tư nhân không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ ra rằng, để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, cần có sự cải cách thể chế quyết liệt trên nền tảng đổi mới tư duy, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc giảm thiểu sự can thiệp hành chính, xóa bỏ các rào cản và cơ chế xin - cho, thực sự quản lý kinh tế theo nguyên tắc thị trường và sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế . Trên cơ sở, quan điểm định hướng mang tính chính trị - pháp lý trên, tác giả nghiên cứu việc hoàn thiện thể chế, chính sách là điều kiện thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp yếu tố thể chế và chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực Kinh tế tư nhân. Bài viết với mục đích nghiên cứu, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng hoàn thiện thể chế trong việc thúc đẩy tăng trưởng Khu vực kinh tế tư nhân trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Kinh nghiệm Hàn quốc và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
18/03/2025
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc cải cách các quy định để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ là thách thức chung đối với tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia, tùy theo mục tiêu của mình, sẽ xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox) phù hợp. Tuy nhiên, các quốc gia thường thiết kế sandbox cho lĩnh vực chủ yếu là fintech. Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia ban hành sandbox cho nhiều lĩnh vực khác nhau: bắt đầu với lĩnh vực hội tụ liên ngành công nghiệp năm 2017, từ đó, được mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) (2019), tài chính đổi mới (2019), khu vực tự do (2019), thành phố thông minh (2020) và khu vực nghiên cứu phát triển đặc biệt (2020), lĩnh vực di động (mobility – 2021) và sức khỏe sinh học vào năm 2022, … Với kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam, cơ chế Sandbox cũng có thể là một gợi ý đáng tham khảo. Trên cơ sở trình bày, phân tích kinh nghiệm Hàn Quốc về Sandbox, nhóm tác giả gợi ý xây dựng cơ chế Sandbox tại Việt Nam.