Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hiện nay 25/12/2017

Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Sau hơn 07 năm thi hành, Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. Luật Lý lịch tư pháp đặt ra những nhiệm vụ mới, phức tạp và khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Theo đó, các việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cơ chế cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp phải được quản lý thống nhất, hiệu quả trong phạm vi cả nước. Do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã bắt đầu bộc lộ khá nhiều bất cập, hạn chế. Trước hết, phải kể đến những hạn chế xuất phát ngay từ những quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, việc cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp cũng chưa được thực hiện nghiêm túc trên thực tế ở nhiều địa phương.

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và đề xuất, kiến nghị 19/12/2017

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 (sau đây gọi tắt là Luật BHVBQPPL năm 2015). Sau khi được ban hành, Luật BHVBQPPL năm 2015 cơ bản đã kế thừa và sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHVBQPPL năm 2008 và Luật BHVBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. Tuy nhiên, sau hơn một năm thi hành, Luật BHVBQPPL năm 2015 đã bộ lộ một số hạn chế, bất cập gây khó khăn cho cơ quan áp dụng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thực trạng quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực xuất bản 14/12/2017

Quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS 2015 được quy định tại Mục 2 Chương III với 14 điều (từ Điều 25 đến Điều 38) với nhiều quyền khác nhau. Theo đó, với cách phân loại đã được nhiều nhà khoa học pháp lý và học giả thừa nhận, các quyền nhân thân của cá nhân theo quy định có thể bao gồm các nhóm sau:

Bàn về chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người theo BLDS năm 2015 11/12/2017

Quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người không chỉ đơn thuần là gây tổn thất cho chính người đó mà còn gây những tác động xấu về tinh thần cũng như vật chất cho những người thân thích của người bị thiệt hại và xa hơn là những tác động xấu về mọi mặt đối với xã hội.Vì vậy, người nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác không những phải chịu những chế tài nghiêm khắc của luật hình sự mà còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tích tụ, tập trung đất đai trong bối cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay 11/12/2017

Chính sách tích tụ, tập trung đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn số lượng. Trong đó, nhằm triển khai chính sách tích tụ, tập trung đất đai một cách hiệu quả, việc nghiên cứu và đưa ra góc nhìn bao quát về hệ thống pháp luật liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai, từ đó bình luận các quy định pháp luật và đề xuất giải pháp khắc phục là vô cùng cấp bách. Qua đó, góp phần điều hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi của người có quyền sử dụng đất và các nhà đầu tư/doanh nghiệp trong đầu tư, khai thác sử dụng quyền sử dụng đất, đồng thời tìm ra các giải pháp hiệu quả trong việc thi hành chính sách tích tụ, tập trung đất đai trên thực tế. Vì vậy, cần nghiên cứu từ góc độ liên ngành, trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước và chính sách phát triển kinh tế trong đó có phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử.

Quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực xuất bản - Bảo vệ quyền nhân thân trong hoạt động xuất bản 05/12/2017

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về quyền nhân thân của cá nhân đã được trình bày trong chuyên đề 1, chuyên đề này tác giả tập trung làm rõ những đặc thù trong lý luận chung về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực xuất bản.