Nghị quyết số 66-NQ/TW: Nghị quyết “đinh” của “bộ tứ chiến lược” 08/05/2025

Trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) nhận định: thể chế đồng bộ và thông thoáng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phát triển đất nước, đáp ứng được sự mong đợi của Nhân dân. Vì vậy, Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là nghị quyết rất quan trọng, nghị quyết “đinh” trong “bộ tứ chiến lược” là khoa học công nghệ; đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế; xây dựng và thực thi pháp luật; và phát triển kinh tế tư nhân.

'Cởi trói' thể chế để đất nước vươn mình 07/05/2025

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình", trong đó nhấn mạnh 5 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" vào cuộc sống. Bài viết đã thu hút sự quan tâm của những người hoạt động trong ngành Luật tại tỉnh Bình Dương, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

Bài viết: “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình” của Tổng Bí thư Tô Lâm: Lời giải thuyết phục cho “bài toán” thể chế 07/05/2025

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”, trong đó nhấn mạnh 5 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản đưa Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” vào cuộc sống. Dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn nhận, đây là lời giải cho "bài toán" thể chế vốn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW: Cần rà soát, nâng cao tiêu chuẩn cho đội ngũ trực tiếp xây dựng thể chế 07/05/2025

Tác động rất lớn của 1 luật hay 1 chính sách tốt sẽ tác động đến hàng triệu doanh nghiệp và trăm triệu đồng bào ta, mở ra cơ hội và thời cơ thuận lợi để phát triển vượt bậc. Vì vậy, cần nâng cao chính sách đãi ngộ đột phá cho nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ chế kinh phí đủ mạnh cho công tác, đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng thể chế của đất nước, chấm dứt nhanh chóng các điểm nghẽn về thể chế, biến thể chế thành điểm mạnh, lợi thế so sánh của nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới, đưa đất nước phát triển bền nhanh và vững hơn nữa.

Đột phá thể chế, pháp luật: Đòn bẩy để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới 07/05/2025

Trong điều kiện đất nước hội nhập sâu rộng và cách mạng công nghệ 4.0, việc hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao được khẳng định là nền tảng then chốt cho mọi thành tựu phát triển.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy 07/05/2025

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã công bố dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trong 30 ngày. Mời bạn đọc quan tâm góp ý.

Cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo và năng suất cao 07/05/2025

Sáng 7/5, tại Hội thảo khoa học quốc gia “Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới” do Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam tổ chức, các diễn giả đã đồng thuận rằng để đạt được tăng trưởng hai con số, Việt Nam không thể tiếp tục phụ thuộc vào các động lực truyền thống mà cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo và năng suất cao.

Xây dựng văn hóa pháp quyền: Nền tảng của xã hội hiện đại, động lực của phát triển bền vững 06/05/2025

Trong hành trình kiến tạo một xã hội hiện đại, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng với thế giới, không thể chỉ trông đợi vào những đột phá về kinh tế hay khoa học - công nghệ, mà cần bắt đầu từ một gốc rễ bền vững hơn: Văn hóa pháp quyền.