Đăng ký hộ tịch – những điều cần lưu ý 22/11/2005

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết, bao gồm: Khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giao nhận con nuôi... là căn cứ pháp lý đầu tiên để phát sinh các quan hệ nhân thân khác.

Hội nghị tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 15/11/2005

Từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 11 năm 2005, tại Quảng Bình, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho 120 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên thuộc các Sở Tư pháp khu vực Trung Bộ và Nam Bộ, đại diện các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình.

Nhiều đại biểu quốc hội thống nhất: Bộ tư pháp “quản” thi hành án hình sự, dân sự và hành chính 15/11/2005

Đến chiều ngày 9/11, sau hơn một ngày thảo luận, mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội tán thành với sự cần thiết phải ban hành Bộ luật Thi hành án, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh các nội dung lớn của Dự án Bộ luật. Đặc biệt, vấn đề thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án (THA), cảnh sát tư pháp... thu hút được sự quan tâm thảo luận của nhiều đại biểu. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu cũng bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề này.

Còn nhận thức khác nhau về thi hành án 11/11/2005

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu đã nhấn mạnh trước khi bước vào thảo luận: "Đây là một bộ luật lớn và rất khó. Lần đầu tiên chúng ta pháp điển hoá để đưa vào một bộ luật toàn bộ vấn đề thi hành án hình sự, dân sự, bao gồm cả kinh tế và hành chính".

Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án 11/11/2005

Sáng 9-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo Bộ luật Thi hành án. Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết về một số nội dung của Dự thảo Bộ luật.

Thảo luận luật tại hai hội trường, sáng kiến mới trong công tác lập pháp 02/11/2005

Theo chương trình, từ 4 đến 15-11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI sẽ thực hiện việc thảo luận các dự án luật tại hai hội trường. Cải tiến cách thức thảo luận luật có hạn chế tính dân chủ trong công tác lập pháp ? Làm thế nào để các đại biểu có thể tham gia đóng góp ý kiến ở cả hai hội trường ? Thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, tuy là một công đoạn của quy trình lập pháp, nhưng là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, số lượng dự án luật được Quốc hội (QH) được xem xét, thông qua tại mỗi kỳ họp.

Tránh làm luật theo mong muốn chủ quan 21/10/2005

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI khai mạc đầu tuần này được đánh giá là có số lượng dự án luật được thông qua lớn nhất từ trước đến nay. Điều này thể hiện quyết tâm của cơ quan lập pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng luật thì đã có, nhưng hiệu quả của nó đối với cuộc sống chưa cao vì những văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành quá chậm.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 17/10/2005

Để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, nâng cao chất lượng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương, ngày 10 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.