Thanh tra tư pháp với việc xử phạt vi phạm hành chính: Không “xử” được vì lực lượng quá mỏng?
27/03/2008
Thanh tra tư pháp được coi là lực lượng xung kích trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt kể từ khi Nghị định 74/CP ngày 1/8/2006 về tổ chức hoạt động của Thanh tra tư pháp ra đời. Tuy nhiên, tại các địa phương rất ít vi phạm được xử lý, hoạt động của thanh tra chủ yếu vẫn chỉ cầm chừng là thanh tra các vấn đề thuộc nội bộ của ngành.
Xây dựng Luật Lý lịch tư pháp: Cơ quan nào nhận và lưu trữ thông tin về lý lịch tư pháp?
26/03/2008
Theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp, Bộ được giao quản lý thống nhất về lý lịch tư pháp (LLTP). Đồng thời, Điểm 5 Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương đã giao cho Sở Tư pháp cấp Phiếu LLTP và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung Phiếu LLTP đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hộ tịch
21/03/2008
Tiếp theo các bài viết về giải quyết khiếu nại, tố cáo, để góp một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch, trong bài viết này, tác giả xin trình bày một số vấn đề bất cập giữa pháp luật về hộ tịch và pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành, nguyên nhân, các giải pháp tháo gỡ và một số chú ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch (có thể áp dụng tương tự trong giải quyết khiếu nại ở nhiều lĩnh vực khác nhau).
Tội phạm trong lĩnh vực Thi hành án: Vì sao ít xử?
20/03/2008
Các hành vi không chấp hành án, không thi hành án (THA) và cản trở việc THA được BLHS quy định thành 3 điều luật riêng rẽ. Tuy vậy, trên thực tế việc khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong khi các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở THA thì nhiều vô kể.
Hội thảo:“Thực hành Quản trị Tri thức để hội nhập thành công trong Thế giới phẳng”
17/03/2008
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, Quản trị tri thức đang thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh chiến lược cho các Doanh nghiệp. Bên cạnh thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng và khai thác triệt để thế mạnh của Doanh nghiệp, quản trị tri thức còn giúp khắc phục chảy máu chất xám, biến kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm tập thể dưới dạng văn bản, mô hình, quy trình, cấu trúc…. Áp dụng Quản trị Tri thức còn thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, liên tục học tập, hoàn thiện, khiến các Doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.
GTZ đánh giá tiến độ Chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN
17/03/2008
Ngày 14 tháng 3 năm 2008, tại Hà Nội diễn ra hội thảo về đánh giá tiến độ chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN), với sự tham dự của các đại diện tham gia chương trình ở Trung ương và địa phương như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện Tỉnh Hưng Yên, An Giang, Quảng Nam, Đắc Lắc…
Xung quanh quy định về người thực hiện tư vấn pháp luật: Còn nhiều bất hợp lý
17/03/2008
Theo thống kê của Vụ Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp đến nay cả nước mới chỉ có 60 Trung tâm tư vấn pháp luật với 271 tư vấn viên và 500 cộng tác viên. Đây là con số quá ít so với nhu cầu thực tế, và một trong những nguyên nhân của việc không phát triển được đội ngũ này là những quy định quá cứng nhắc của pháp luật.