Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ: Tiến tới mục tiêu bình đẳng giới
21/04/2008
Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho phụ nữ trước kia chỉ là các hoạt động dành cho phụ nữ một cách đơn thuần như hỗ trợ phụ nữ trong các vụ việc tư vấn, soạn thảo đơn từ… thì cho đến vài năm gần đây, đặc biệt là từ khi Quốc hội thông qua Luật TGPL ngày 29/6/2006 và Luật Bình đẳng giới ngày 21/11/2006, việc thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động TGPL đã được tiến hành đồng bộ hơn. Bảo vệ quyền bình đẳng giới cho phụ nữ trở thành mục tiêu và nguyên tắc xuyên suốt trong mọi hoạt động của các tổ chức TGPL.
Toà án sẽ đồng thời là cơ quan ra quyết định thi hành án
21/04/2008
Ở nước ta, từ tháng 6/1993 đến nay, công tác thi hành án dân sự (THADS) được chuyển giao từ Toà án các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, do đó, đã tạo ra sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án chậm, tồn đọng. Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo hướng Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án sẽ đồng thời là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đây cũng là một trong 4 vấn đề lớn tại dự thảo Luật Thi hành án dân sự mà Chính phủ xin ý kiến Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào ngày 19/4.
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Nhất trí việc trình Quốc hội dự án Luật thi hành án dân sự
21/04/2008
Sáng ngày 19/4/2008, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Khóa XII đã họp để cho ý kiến về Dự án Luật thi hành án dân sự. Dự cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có các thành viên Uỷ ban Tư pháp, đại diện các cơ quan hữu quan và Bộ Tư pháp-cơ quan chủ trì soạn thảo Luật thi hành án dân sự.
Doanh nghiệp hội nhập: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư
18/04/2008
Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư để phù hợp hơn với xu thế khách quan của thời đại đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đi kèm theo đó là những thách thức về tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Chưa nên bỏ Nghị định độc lập
18/04/2008
Hôm qua (17/4), Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 8 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Ngay trong buổi sáng ngày 17/4, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của 5 dự án Luật: Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Trưng mua, trưng dụng tài sản; Hoạt động chữ thập đỏ; Năng lượng nguyên tử.
Diễn đàn vướng mắc pháp lý trong quản trị doanh nghiệp
17/04/2008
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và quy mô kinh doanh. Hướng dẫn thi hành Luật này, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Dự án Luật Bồi thường nhà nước: Chưa đưa hoạt động lập quy vào phạm vi điều chỉnh
17/04/2008
Các thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Bồi thường nhà nước vừa có cuộc họp để cho ý kiến chỉ đạo về một số vấn đề trong quá trình xây dựng Dự án luật này. Về việc nên hay không nên đưa hoạt động lập quy vào lĩnh vực hoạt động mà nhà nước phải bồi thường, ông Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Tổ trưởng Tổ Biên tập – cho biết, hiện đang có hai loại ý kiến khác nhau.