Dự án Luật Bảo hiểm Y tế: Phải để người có thẻ BHYT không thấy “xấu hổ”
09/10/2008
Theo kế hoạch, tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là một đạo luật thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ sức khỏe toàn dân. Để đóng góp ý kiến cho dự án Luật BHYT, hôm 1/10, Liệp hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã đồng tổ chức buổi “tọa đàm chuyên sâu kết nối thông tin và kênh đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ về Dự án Luật BHYT”.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trung ương và địa phương đều lúng túng
08/10/2008
“Trong năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có lắng dịu hơn, số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo có giảm so với năm 2007” - Ông Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết tại phiên làm việc ngày 7/10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2008.
Hãy cứu lấy những “Dòng sông trăng, dòng sông lụa” ở Hà Nam.
08/10/2008
Hà Nam, nằm bên lưu vực những con sông đẹp và thơ mộng của Đồng bằng Bắc Bộ. Sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ đã đi vào thi ca, nhạc hoạ tạo nên một hình ảnh đẹp. “Dòng sông Đáy quê em, sông trăng hay sông lụa, nong kén vàng như lúa…”. Tiếc rằng những dòng sông thanh bình, đẹp đẽ ấy giờ đây đang từng ngày, từng ngày trở thành những dòng sông đen, “sông chết”.
Khai mạc phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự
07/10/2008
Hôm qua (6/10), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 13. Trong ngày đầu làm việc, Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung nghe và cho ý kiến đối với các báo cáo công tác năm 2008 của Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC, báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2008.
Đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt Nam: Hoạt động không thể thiếu trong quy trình lập pháp
06/10/2008
Với mục tiêu chính là đảm bảo các văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn, đánh giá dự báo tác động pháp luật (viết tắt tiếng Anh là RIA) là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động lập pháp tại nhiều quốc gia có nền tư pháp tiên tiến. Tại Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, yêu cầu về đánh giá dự báo tác động pháp luật trong quy trình lập pháp đã được quy định trong một đạo luật là Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 (có hiệu lực ngày 1/1/2009). Ngược lại, bản thân Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 (khi còn là dự thảo) cũng đã được tiến hành đánh giá dự báo tác động pháp luật trên phương diện tác động cải thiện luật pháp.
Lập dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ: Để pháp luật luôn song hành cùng cuộc sống...
06/10/2008
Việc chuẩn bị, ban hành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ đã ngày càng trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng được Quốc hội quan tâm nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật, kịp thời phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chương trình xây dựng pháp luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập thể hiện qua nhiều khía cạnh, dẫn tới khả năng thực thi của chương trình không cao.