Hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người
24/12/2008
Một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thể kỷ 20 là đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người. Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp lý hình thức khác nhau như điều ước, công ước, nghị định thư, hướng dẫn, khuyến nghị... được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng.
Hiến chương ASEAN: Thiết lập khuôn khổ thể chế và pháp lý cho ASEAN
23/12/2008
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 quốc gia thành viên là một tổ chức khu vực có uy tín, hưởng quy chế quan sát viên tại Liên hiệp quốc (LHQ) và có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. So với các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực như LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Tổ chức quốc gia liên Mỹ… thì trong 40 năm tồn tại, ASEAN vẫn thiếu một văn kiện pháp lý chặt chẽ quy định cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của mình. Hiến chương ASEAN - gồm 13 Chương, 55 Điều, 4 Phụ lục được 10 quốc gia thành viên ASEAN ký thông qua ngày 20/11/2007 và sẽ được tuyên bố có hiệu lực trong tháng 12 tới - đã xác định ASEAN từ đây hoạt động với tư cách là một tổ chức liên chính phủ, chứ không phải là một hiệp hội đơn thuần.
Vi phạm hình sự: Có nên cấm hoà giải?
23/12/2008
Nếu như trong tố tụng dân sự, hoà giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp thì trong xử lý hình sự lại không hề có quy định này. Vấn đề nêu trên đã được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật hoà giải thay thế Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở hiện hành.
Chiến lược phòng vệ thương mại của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam
23/12/2008
Theo Chuyên gia Ken Matsumoto - Cố vấn đặc biệt Trung tâm Thương mại công bằng Nhật Bản thì Nhật Bản có chiến lược phòng vệ thương mại riêng, trong đó Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến những lợi thế được đánh giá có hiệu quả, bao gồm tận dụng lợi ích của tư cách thành viên WTO liên quan đến chống bán phá giá; đơn vị phòng vệ thương mại trong Chính phủ; đơn vị phòng vệ thương mại trong lĩnh vực tư nhân và đào tạo chuyên gia thương mại.