Quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa phương: Cần tăng cường vai trò của sở tư pháp
14/01/2009
Năm 2008 là năm công tác bán đấu giá tài sản (BĐGTS) có nhiều chuyển biến tích cực. Sự ra đời của nhiều tổ chức BĐG (Trung tâm dịch vụ BĐGTS, các doanh nghiệp BĐGTS) đồng nghĩa với việc tăng trách nhiệm của các Sở Tư pháp địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, vai trò của Sở Tư pháp nhiều nơi lại rất mờ nhạt.
Thể chế pháp lý cho công tác quản lý người nghiện sau cai
14/01/2009
Nhằm cụ thể hoá quy định quản lý người nghiện sau cai tại nơi cư trú của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý, dự thảo Nghị định về công tác quản lý sau cai nghiện đã quy định rất rõ ràng trách nhiệm của chính quyền địa phương với hàng loạt các đầu việc để làm khi thực hiện công tác này. Một vấn đề đặt ra là liệu với những đầu việc như vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương, có là quá nặng, ảnh hưởng đến tính khả thi của pháp luật?
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH - ông Phạm Đỗ Nhật Tân: Sẽ có cơ chế phối hợp chặt chẽ để đảm bảo thực hiện
14/01/2009
Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cũng đã có hiệu lực để trở thành “chiếc phao cứu sinh” cho người lao động nói riêng và bảo đảm an sinh xã hội nói chung. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, loại hình bảo hiểm này có thể thực thi nhiệm vụ đúng như mục đích, tôn chỉ hay không thì cần phải có thời gian. Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về những điều kiện đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH ông Phạm Đỗ Nhật Tân.
Vấn đề ủy quyền trong đăng ký hộ tịch
14/01/2009
Uỷ quyền đăng ký hộ tịch là một trong những quy định mới của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch nhằm mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không có điều kiện đến các cơ quan hành chính nhà nước đăng ký.
Giải quyết tranh chấp thương mại tại Nhật Bản: Nét đặc thù của pháp lý Á Đông
14/01/2009
Tiếp theo các bài viết trước đây của tác giả Đặng Hoàng Oanh về cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (trọng tài, hoà giải) tại Australia, Tây Ban Nha và một số nước khác, chúng tôi xin giới thiệu một nghiên cứu nữa về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tại Nhật Bản, một đất nước có nhiều nét văn hoá Á Đông tương đồng với Việt Nam. Mục đích của bài viết là cung cấp một số thông tin pháp luật so sánh nhằm phục vụ việc hoàn thiện thể chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại tại Việt Nam, trong đó có việc xây dựng Luật trọng tài thương mại và Luật hoà giải.