Triển khai Nghị quyết số 14-NQ/TW tại Bộ Tư pháp: Kiến nghị huỷ bỏ các quy định gây khó cho kinh tế tư nhân 14/10/2009

Tuy không phải là cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực kinh tế nhưng quá trình thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá IX (gọi tắt là Nghị quyết 14), Bộ Tư pháp đã có những đóng góp không nhỏ đưa chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng vào cuộc sống, nhất là ở lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Phó Cục trưởng Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh: “Chưa có quy định ràng buộc về trách nhiệm báo cáo” 14/10/2009

Phó Cục trưởng Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh đã cho biết như vậy khi trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề theo dõi tình hình của trẻ sau khi được cho làm con nuôi người nước ngoài.

Tiền đặt trước để tham gia đấu giá: Tối đa không quá 15% 14/10/2009

Nhiều ý kiến cho rằng quy định về khoản tiền đặt trước (không quá 5% giá khởi điểm) của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản hiện hành là quá thấp, gây sự liên kết, thông đồng trong bán đấu giá tài sản.

Làm thủ tục cho trẻ bị bỏ rơi: Nhiều quy định còn là hình thức 14/10/2009

Mặc dù Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch được coi là một bước tiến mới trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nói chung tuy nhiên sau gần 04 năm thi hành, đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần điều chỉnh.

Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng 14/10/2009

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992, theo đó “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào” (Điều 74). Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, một mặt tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác có ý nghĩa bắt buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền khiếu nại của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại 08/10/2009

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và có vốn hiểu biết pháp luật vững vàng nhằm có được ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường qua đó đạt hiệu quả cao trong kinh doanh không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn phải đứng vững trên thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là đối với cơ chế mở và một nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, do sự chủ quan và không được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ, các doanh nghiệp thường gặp phải những tổn thất không đáng có dẫn tới sự thua thiệt, tổn thất rất lớn trong kinh doanh và thậm chí là phá sản.

Luật hóa việc bảo vệ, hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán: Không cho phép cơ quan có thẩm quyền thụ động! 07/10/2009

Dự án Luật Phòng, chống buôn bán người đã được chính thức đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII. Nếu được thông qua đây sẽ trở thành đạo luật chuyên biệt  định hướng cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn buôn bán người đang diễn ra ngày càng phức tập. Trong những nội dung dự kiến của dự án luật thì các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán  là nội dung hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn này.

Quy định về tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật hiện hành: Xung đột pháp luật cần hóa giải? 07/10/2009

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, có rất nhiều đạo luật đề cập tới trẻ em nhằm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như sự ưu đãi nhất định cho các em trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng chính trong các đạo luật này, độ tuổi của trẻ em lại đang có sự vênh nhau khá nhiều. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở luật này là trẻ em, ở luật khác đã thành người lớn...