Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực pháp luật: Để thầy và trò cùng song hành 20/11/2009

Trong các giai đoạn phát triển của Việt Nam, chưa lúc nào mà nhu cầu về nguồn nhân lực pháp luật lại cần cấp thiết như hiện nay, khi đất nước đang dấn sâu vào quỹ đạo toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới. Nhu cầu về một nguồn nhân lực pháp luật luôn dồi dào, sung mãn đã đặt ra trước mắt chúng ta rất nhiều vấn đề về đào tạo.

Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột: Hướng tới mục tiêu đào tạo vững kiến thức - giỏi kỹ năng 18/11/2009

Từ việc nhận thấy sự cần thiết phải thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột vì những lý do rất quan trọng như: phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đầu tư, phát triển khu vực Tây Nguyên; đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực pháp luật tại chỗ cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ..., ngày 23/7/2009 Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 1808/QĐ-BTP. Tới đây, với sự ra đời của trường, tình trạng bất cập trong đào tạo trung cấp luật tại cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay sẽ được khắc phục.

Xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật: Quỹ phổ biến giáo dục pháp luật - ai quản lý? (Bài 2) 17/11/2009

Xuất phát từ quan điểm hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phải được xã hội hóa để phát huy trách nhiệm của mỗi chủ thể cũng như cả cộng đồng, các vấn đề về Quỹ giáo dục pháp luật đã được đưa ra cân nhắc trước khi đưa vào dự thảo sao cho khả thi nhất.

Xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật: Doanh nghiệp phải trả tiền để tiếp cận pháp luật? (Bài 1) 17/11/2009

Chú tâm đến chính sách, quyền lợi cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên pháp luật và đưa ra những quy định cụ thể việc các tổ chức kinh tế phải trả tiền để được phổ biến, giáo dục pháp luật là những vấn đề trong dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đang thu hút được nhiều sự quan tâm.

Xây dựng Thông tư thực hiện theo dõi thi hành pháp luật: Sẽ chấm dứt cảnh “đem con bỏ chợ” trong xây dựng luật? 17/11/2009

Theo ông Lê Thành Long - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp, Nghị định 93 tuy là cơ sở pháp lý quan trọng bước đầu để Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ giao nhiệm vụ chung chứ chưa quy định cụ thể về nội dung, phương thức cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện. Chính vì thế, trước mắt, nhất thiết cần xây dựng một VBQPPL cấp Bộ về công tác này. Đó chính là Thông tư quy định việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội: Còn khiêm tốn so với tiềm năng 10/11/2009

Cùng với 63 Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước, công tác TGPL còn được thực hiện bởi các tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề luật sư (LS). Tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức trên lại khá hạn chế so với số lượng hiện có. Đây là đánh giá được nêu lên trong hội thảo 2 ngày về “Vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động TGPL” do Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Luật sư Canada đồng tổ chức mới đây tại Hà Nội.

PGS.TS. Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội: Chỉ dạy những gì xã hội cần chứ không dạy những gì trường sẵn có 09/11/2009

Ngày 10/11/2009, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường. Từ một cơ sở đào tạo - nghiên cứu luật học còn thiếu thốn đủ bề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, trong 30 năm qua Trường ĐH Luật Hà Nội đã vươn lên vị trí là trung tâm đào tạo cán bộ lớn nhất Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập trường, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn PGS-TS Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp, Hiệu trường Trường ĐH Luật về những nhiệm vụ quan trọng trong việc dạy và học thời gian tới để Trường ĐH Luật Hà Nội có thể giữ vững vai trò, vị thế đã có của mình cũng như vươn tới mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo luật hàng đầu ở trong nước và giữ vị trí xứng đáng trong khu vực.

Trường Đại học Luật Hà Nội 30 năm xây dựng và phát triển: Vươn đến tầm cao – Khẳng định vị thế 09/11/2009

Được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, sự ra đời của trường Đại học Luật Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, một mốc son lịch sử đánh dấu sự phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật lớn nhất ở Việt Nam, cũng như đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển nền khoa học pháp lý nước nhà.