Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
05/08/2011
Giao dịch ủy quyền là một chế định “rất mở và thoáng” được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bất cứ người dân nào cũng có quyền tham gia giao dịch này nhưng nội dung và mục đích của hợp đồng ủy quyền không được vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng giao dịch ủy quyền phải có thật hay nói một cách cụ thể hơn là muốn công chứng một hợp đồng ủy quyền phải chứng minh 02 yếu tố cơ bản sau:
Giải pháp nào để công tác thi đua - khen thưởng ngày càng thực chất hơn?
03/08/2011
Từ năm 2007 đến nay, có thể nói Hội đồng thi đua - khen thưởng Ngành Tư pháp (gọi tắt là Hội đồng) đã hoàn thành tốt vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, duy trì phong trào thi đua của toàn ngành. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Hội đồng cần phải có thêm những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của mình để công tác thi đua - khen thưởng ngày càng đi vào thực chất hơn nữa.
Xây dựng dự thảo Nghị định về theo dõi thi hành pháp luật: Nghiên cứu mở rộng phạm vi
02/08/2011
Sau một thời gian triển khai Đề án về công tác theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL) (ban hành kèm theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và Thông tư số 03/2010/TT-BTP cho thấy đã đến lúc phải xây dựng một văn bản ở tầm cao hơn - là Nghị Định. Đây là nhận định của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật tại buổi báo cáo với Lãnh đạo Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định TDTHPL trong tuần vừa qua.
Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam
29/07/2011
Ngày 29/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS), chính thức quy định tội danh Rửa tiền tại Điều 251 BLHS trên cơ sở sửa đổi tội danh Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Việc sửa đổi, bổ sung lần này nhằm bao quát các hành vi rửa tiền được đề cập trong các Công ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền ở nước ta, đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền [1].
Một số vấn đề về sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay
29/07/2011
Từ khi ra đời đến nay, tuy còn non trẻ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng luật sư Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đội ngũ luật sư Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của đất nước trên nhiều phương diện như: tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật; tư vấn, thông tin, giải thích, hướng dẫn pháp luật, qua đó nâng cao năng lực và ý thức xã hội, ý thức pháp luật của người dân. Đặc biệt, luật sư Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bị can, bị cáo và các đương sự trước toà trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính…
Ba năm triển khai Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Vẫn có cán bộ chưa “thông” Luật
29/07/2011
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đại đa số người dân đã nghe nói đến Luật với mức độ hiểu biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về Luật dưới nhiều hình thức nhưng người dân, thậm chí là nhiều cán bộ, vẫn chưa có nhận thức chính xác về các loại bạo lực gia đình.
Đào tạo luật sư phải gắn với sử dụng
25/07/2011
Bước vào thời kỳ hội nhập, nhiều doanh nghiệp, thậm chí Chính phủ đã bị “lép vế’, chịu phần thua thiệt trong những vụ tranh chấp thương mại quốc tế, mà một phần do Việt Nam không có luật sư (LS) đủ khả năng tư vấn pháp luật quốc tế hay “cãi” với “Tây”. Do vậy, Đề án “Đào tạo LS phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010” (Đề án 544) đã được ban hành như một giải pháp cấp bách để lấp “chỗ trống” này.