Bộ luật Dân sự Việt Nam (sửa đổi): Cần hạn chế sự bất bình đẳng giữa các chủ nợ có bảo đảm
05/09/2012
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, một trong những vấn đề quan trọng, có nhiều ý kiến khác nhau đó là cơ chế pháp lý giữa chủ nợ có bảo đảm trong vật quyền bảo đảm pháp định với chủ nợ có bảo đảm trong vật quyền bảo đảm ước định[1]. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm pháp định trong mối quan hệ với giá trị pháp lý của việc đăng ký để thấy sự cần thiết phải hạn chế các quy định có thể dẫn đến bất bình đẳng giữa các chủ nợ có bảo đảm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và vai trò của công tác tư pháp - hộ tịch
17/08/2012
Thời gian gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo đang diễn ra bức xúc, gay gắt ở nhiều nơi, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, đơn thư gửi tràn lan..., có lúc, có nơi trở thành đặc biệt phức tạp, đặc biệt gay gắt. Qua theo dõi cho thấy, phần lớn khiếu nại, tố cáo đều nảy sinh từ xã, phường, thị trấn - cơ quan quản lý toàn diện kinh tế - xã hội ở cơ sở. Những khiếu nại, tố cáo này đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan trên cơ sở quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay từ đầu và từ gốc rễ của vấn đề này chính là Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong đó có vai trò, trách nhiệm tham mưu rất lớn của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật
10/08/2012
“Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong "chín không": Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Đi liền với những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị xã hội, nhất là quan hệ kinh tế. Đồng thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Còn tồn tại những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai, thủy sản, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chi tiết.” [1].
Bản chính: Hiểu thế nào cho đúng
06/08/2012
Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được Chính phủ ban hành ngày 18/5/2007, trong đó quy định: Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. Thông tư số 03/2008/TT-BTP về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP được Bộ Tư pháp ban hành vào ngày 25/8/2008 lại quy định: “Bản chính” quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP bao gồm: Bản chính cấp lần đầu; Bản chính cấp lại; Bản chính đăng ký lại. Thực tế có những quy định này đã phát sinh bất cập như ví dụ sau:
Các nguyên tắc khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
01/08/2012
Dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rõ những nguyên tắc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhưng những nguyên tắc đó chỉ mới nhấn mạnh về tính chất kỹ thuật của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà chưa chú ý đến các khía cạnh khác của hoạt động này. Việc xác định các nguyên tắc xây dựng pháp luật phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan, từ đường lối chính trị của đất nước vừa xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật để đảm bảo việc thể hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước, nhân dân trong các qui định pháp luật.
Vướng mắc thẩm quyền ký giấy tờ hộ tịch
25/07/2012
Theo khoản 2 Điều 15, khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 27, khoản 2 Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì khi công dân yêu cầu đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, đăng ký nhận cha mẹ con, thay đổi cải chính hộ tịch ... thì Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cấp huyện (đối với trường hợp cấp lại bản chính khai sinh, thay đổi cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên...) ký và cấp cho công dân 01 bản chính. Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực cũng quy định đích danh là Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cấp huyện ký và cấp bản chính các giấy tờ hộ tịch cho công dân.