Xử lý tài sản bảo đảm: Không cho lạm dụng pháp luật để trốn nghĩa vụ trả nợ 14/02/2013

Tìm được một cơ chế hữu hiệu để việc xử lý tài sản bảo đảm không còn theo dạng tùy nghi là việc không thể đừng vì xử lý tài sản bảo đảm đang là “nỗi đau không của riêng ai” và cũng là nguyên nhân làm tăng “nợ xấu” cho nền kinh tế.

Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự: Bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa 05/02/2013

Bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các quyền này còn rất nhiều hạn chế đòi hỏi việc sửa đổi BLTTHS tới đây cần có những quy định chặt chẽ hơn….

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp 18/01/2013

Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật lao động (BLLĐ, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007), tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động (NLĐ), tập thể lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được quy định, áp dụng tuỳ loại tranh chấp (tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích) và tuỳ tính chất đặc biệt của từng trường hợp xảy ra tranh chấp. Mục đích của bài viết này là chỉ ra những hạn chế trong quy định hiện hành của Nhà nước về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và đề xuất các giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - nhìn từ góc độ sử dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động 15/01/2013

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), "Cơ chế ba bên có nghĩa là bất hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó”(1).

Đề xuất sửa đổi tội Mua bán người và tội Mua bán trẻ em trong Bộ luật hình sự 10/01/2013

Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (BLHS) vào năm 2009, cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất sửa tội Mua bán phụ nữ (quy định tại Điều 119) thành tội Buôn bán người (BBN) theo hướng tiếp thu các chuẩn mực quốc tế quy định về loại tội phạm này.

Bàn về mối quan hệ phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ thi hành án dân sự 05/01/2013

Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhận thức tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác THADS nói chung và việc hoàn thiện hệ thống tổ chức cán bộ THADS nói riêng thông qua việc ban hành Pháp lệnh THADS năm 1989, năm 1993, năm 2004 và gần đây nhất là Luật THADS năm 2008 thay thế Pháp lệnh THADS năm 2004. Luật THADS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cơ sở cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, theo đó hệ thống tổ chức THADS từ Trung ương đến địa phương đã được nâng lên một vị thế mới.