Đơn kiến nghị, phản ánh trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay
22/03/2012
Trong thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo hai loại đơn (vụ việc) khiếu nại và tố cáo đã được nêu khái niệm cũng như quy định khá cụ thể về thời hạn, thời hiệu, và trình tự, thủ tục giải quyết theo luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan quản lý còn phân ra 02 loại đơn (vụ việc) khác đó là đơn (vụ việc) kiến nghị và phản ánh.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản tại địa phương
20/03/2012
Qua hơn 7 năm triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật năm 2004) tại thành phố Đà Nẵng, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương đạt hiệu quả cao hơn, tác giả xin đề xuất, kiến nghị Trung ương một số vấn đề sau:
Tháo gỡ những khó khăn trong việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vắng chủ
19/03/2012
Theo quy định tại điểm 4 khoản 25 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 quy định:"Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày niêm yết thông báo được công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc người này không đến nhận thì người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều này".
Vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên
07/03/2012
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), "Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kể hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó”(1).
Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức
29/02/2012
Triển khai Chương trình hợp tác 3 năm về pháp luật giữa Việt Nam và CHLB Đức và Chương trình đào tạo về hội nhập quốc tế của Bộ Tư pháp năm 2011, Bộ Tư pháp đã tổ chức Đoàn công tác đến thăm và làm việc với một số cơ quan Bộ, ngành của Đức trong thời gian từ ngày 11/9/2011 đến ngày 17/9/2011. Trong chuyến khảo sát này, Đoàn công tác đã được tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn của Đức trong việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cũng như gia nhập và thực hiện một số Công ước trong khuôn khổ Hội nghị.