Nguồn đóng: Luật hình sự phải chạy theo thực tế
23/04/2013
Từ năm 1986 đến nay, ngành Luật Hình sự Việt Nam coi nguồn duy nhất của ngành luật này là Bộ luật Hình sự (BLHS). Cả BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 khi định nghĩa khái niệm tội phạm đều khẳng định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội “được quy định trong Bộ luật này”. Tức là một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội được quy định trong BLHS. Các chuyên gia pháp luật gọi đây là dạng “nguồn đóng”. Bộ Tư pháp đang đề xuất phương án mở rộng nguồn của luật hình sự theo hướng tội phạm không chỉ được quy định trong BLHS mà có thể được quy định ở các văn bản khác.
Hoàn thiện quy định của bộ Luật tố tụng hình sự về nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
22/04/2013
I. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS) đã có quy định về các trường hợp nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp ở địa phương cho thấy, quy định hiện hành của BLTTHS còn chung chung, thiếu rõ ràng; trong khi đó, các văn bản dưới luật chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung này, dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp không thống nhất với nhau.
Cấp dưỡng nuôi con đến tuổi trưởng thành-vấn đề cần xem xét
18/04/2013
Trên thực tiễn, có nhiều bản án ly hôn tuyên cấp dưỡng nuôi con đến tuổi trưởng thành.
Xác định thời điểm người được cấp dưỡng khi nào được coi là trưởng thành là một việc vô cùng khó khăn bởi lẽ pháp luật không có thuật ngữ nào giải thích hay quy định tiêu chí xác định trưởng thành.
Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn: Phụ nữ sẽ được lợi
18/04/2013
Hợp đồng hôn nhân là cái mà rất nhiều “sao” Hollywood đặt bút ký trước khi tiến hành kết hôn. Hợp đồng này thường đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu là để bảo vệ những khối tài sản khổng lồ mà các “sao” có được trước khi kết hôn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đang đề xuất phương án bổ sung quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân và giảm tranh chấp khi ly hôn.
Trợ giúp pháp lý với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ
17/04/2013
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước (Hiện nay có tới 27,31% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới); tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%)... Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện tiếp cận với pháp luật, bị phân biệt đối xử so với nam giới, là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình, tội phạm buôn bán phụ nữ, sự nghèo đói và phụ thuộc đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, hải đảo .v.v…
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trước yêu cầu sửa đổi
16/04/2013
Từ năm 1959 Luật Hôn nhân và gia đình đã được Nhà nước ta ban hành. Tuy nhiên, luật này chỉ được áp dụng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1986, Quốc hội ban hành luật mới thay thế và áp dụng thống nhất trong cả nước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần rất lớn trong việc xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội và xu thế hội nhập quốc tế, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật này có 13 chương 110 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Sau khi luật được ban hành, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn. Qua 12 năm thực hiện, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần phát huy vai trò trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình thực hiện luật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đã không còn phù hợp với thực tiễn và đang đứng trước yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trong bài viết này, tác giả xin nêu ra một số vấn đề để bạn đọc cùng bàn luận, cụ thể như sau:
Giải pháp dung hòa cho hôn nhân đồng tính
15/04/2013
Không thừa nhận, nhưng cũng không cấm hôn nhân đồng tính như quy định của pháp luật hiện hành là một trong những phương án được đưa ra trong quá trình sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình 2000 lần này.