Sự cạnh tranh giữa các học thuyết công lý trong xã hội Việt Nam: nhìn từ đề xuất “nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự” và “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
06/12/2013
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã khép lại với bao dấu ấn, dư âm trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong kỳ họp này, có những đề xuất được Quốc hội thông qua nhưng cũng có những đề xuất còn để lại bao băn khoăn, trăn trở cho các đại biểu nơi nghị trường, cũng như mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội. Đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hệ giá trị xã hội, giá trị đạo đức vẫn đang từng bước thay đổi, định hình. Đề xuất “nộp tiền thay nghĩa vụ quân sự” hay “cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” khi xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Hôn nhân và Gia đình là những chủ đề đang tỏa sức nóng lên đời sống xã hội với những biện minh, lý lẽ giằng xé, đan xen. Những tranh luận chưa ngã ngũ, mỗi bên đều có lập luận biện minh riêng của mình, điều đó đang phản ánh sự cạnh tranh của các học thuyết công lý trong việc xử lý những vấn đề đời thường của cuộc sống trong một xã hội Việt Nam hiện đại.
Về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tặng cho quyền sử dụng đất
29/11/2013
Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất được pháp luật dân sự và đất đai bảo vệ. Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai có những quy định rất rõ ràng, cụ thể để điều chỉnh việc tặng cho quyền sử dụng đất. Khác với các trường hợp giao dịch khác về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất (những giao dịch này thường gắn liền với lợi ích của các bên trong giao dịch và pháp luật cũng có quy định riêng), tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên (thông thường là giữa những người có quan hệ thân thích) về việc bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận và thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký quyền sử dụng đất và nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 722 Bộ luật Dân sự).