Tìm hiểu học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm trong khoa học luật hình sự
23/06/2014
Tiếp theo bài viết “Tìm hiểu thêm về học thuyết trách nhiệm thay thế trong khoa học luật hình sự” được đăng tải trên chuyên mục “Nghiên cứu – trao đổi” Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 19 tháng 6 năm 2014, trong bài viết này tác giả xin tổng hợp, phân tích và giới thiệu đến đọc giả về một trong những học thuyết nền tảng khi xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đó là “Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm” (identification liability) để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong khoa học pháp lý hiện nay.
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
11/06/2014
Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về XPVPHC. Trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS), XPVPHC là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Toàn án được thực thi trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Giới thiệu các công trình khoa học nghiên cứu về công lý
10/06/2014
Với nhận thức về tầm quan trọng của công lý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, sau 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), đến bản Hiến pháp năm 2013, các giá trị cơ bản của công lý đã lần đầu tiên được khẳng định và ghi nhận.
Một số trao đổi về giá trị của tài sản bảo đảm
28/05/2014
Trong giao dịch dân sự, người có quyền quan tâm nhiều nhất chính là khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ. Do đó, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có vai trò rất quan trọng, nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ bên có quyền trong sự ổn định và hài hoà các quan hệ dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 (sau đây viết tắt là BLDS) quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp; Quy định chi tiết các quy định của BLDS về giao dịch bảo đảm có Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Một số quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam hiện nay
21/05/2014
Tại kỳ họp thứ 7 (Quốc hội khóa XIII) được khai mạc vào ngày 20/5/2014, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự án Luật Hôn nhân và Gia đình. Bài viết muốn cùng độc giả nhìn nhận lại một số quan điểm về vấn đề kết hôn cùng giới tại Việt Nam thời gian qua. Từ đó có thêm căn cứ để thảo luận, trao đổi các vấn đề có liên quan.