Một số tồn tại, hạn chế trong Bộ luật Tố tụng Hình sự cần sửa đổi, bổ sung
23/10/2014
Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, thay thế cho Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988. Qua 10 năm áp dụng, Bộ luật Tố tụng Hình sự (Bộ luật TTHS) đã đóng góp rất lớn vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, qua thời gian dài áp dụng Bộ luật TTHS đã bộc lộ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; với Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành sau thời điểm Quốc hội thông qua Bộ luật TTHS nên nhiều nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Đảng chưa được thể chế hóa vào các quy định của Bộ luật TTHS
Một số đổi mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014
30/09/2014
Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của gia định Việt Nam, qua đó có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Luật Phá sản với quy định về quản tài viên
19/09/2014
Quản tài viên (QTV) là đối tượng trọng tâm của Luật Phá sản năm 2014, QTV có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân, khi được chỉ định QTV sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thi hành hiệu quả Luật Phá sản (LPS). Vậy, nên áp dụng cơ chế nào cho QTV tại Việt Nam.
Văn bản quy phạm pháp luật: một số suy nghĩ về việc hoàn thiện tiêu chí nhận diện
16/09/2014
Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí nhận diện văn bản quy phạm pháp luật đang là một trong những vấn đề khó được đặt ra trong quá trình xây dựng, soạn thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho 2 đạo luật về văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Hiện tại, xoay quanh vấn đề này vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Bài viết này xin cung cấp thêm một cách phân tích về vấn đề nhận diện văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị hướng hoàn thiện các tiêu chí nhận diện, xác định loại văn bản rất đặc biệt này.
Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư
12/09/2014
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp. Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề luật sư.