Một số vướng mắc bất cập của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, do Quốc hội ban hành quy định trình tự, thủ tục, nội dung tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và những quan hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm quyền con người…Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành BLTHS năm 2015, chúng tôi nhận thấy còn một số vướng mắc, bất cập cẩn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn để bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể:1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Điều 272 BLTTHS1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:>a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân,viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ
Liên quan đến thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự còn tồn tại một số khó khắn vướng mắc sau:
1.1. xác định khu vực do quân đội, quản lý, bảo vệ
Theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 thì tại Điều 1 có quy định:Công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản của Nhà nước, được giao cho lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền các cấp tổ chức việc xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ để phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Và Điều 2 quy định: “Công trình quốc phòng là các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc. Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự”. Tại Quyết định số 2649/1999/QĐ-BQP ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành quy định quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thì có thể hiểu khu vực do quân đội, quản lý, bảo vệ tại Điều 3 có hướng dẫn, cụ thể, gồm: Công trình quốc phòng: là các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc; Khu quân sự: là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự; Khu vực cấm: là khu vực đất quốc phòng an ninh, được cấp hoặc được giao quản lý theo quyết định của Chính phủ và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các diện tích, ranh giới, mốc giới và biển báo để xác định, do đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng vào mục đích quân sự. Các công trình quốc phòng đơn lẻ độc lập được xây dựng trước đây, như pháo đài thành lũy lô cốt cũ, là công trình quốc phòng được bảo vệ, cấm xâm phạm; Khu vực bảo vệ: là khu vực bao quanh phía ngoài khu vực cấm hoặc bao phía ngoài công trình đơn lẻ, một khoảng cách và phạm vi giới hạn nhất định do yêu cầu chiến thuật, hoặc yêu cầu bảo vệ quy định, có cột mốc, biển báo hoặc các ký, tín hiệu riêng để xác định; Vành đai an toàn: là khu vực bao quanh phía ngoài khu vực bảo vệ, là địa bàn an toàn về an ninh chính trị, được xác định bằng văn bản giữa UBND địa phương với đơn vị lực lượng vũ trang quản lý CTQP-khu QS; Khu A: là khu sở chỉ huy và khu cơ quan tham mưu, được quy định ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng”
Tuy nhiên, Bên cạnh đó nhiều khu vực hiện nay là đất quốc phòng do quân đội quản lý nhưng hiện chưa đưa vào sử dụng hiện đang được liên doanh, liên kết góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê, cho mượn, làm nhà công vụ cho cán bộ, nhân viên thuê, mượn hay nhiều khu vực đất quốc phòng đã chuyển đổi sang mục đích dân sinh làm nhà bán theo giá ưu đãi cho cán bộ, nhân viên nhưng hiện chưa chuyển cho địa phương quản lý... Chính vì vậy, khi tội phạm xảy ra ngoài khu vực doanh trại Quân đội như các khu vực được liệt kê ở trên thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài Quân đội là vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự hay thuộc Tòa án nhân dân?
Do đó cần quy định làm rõ khu vực quân sự do quân đội quản lý, bảo vệ là khu vực có các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc. Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự
1.2. Xác định thiệt hại về uy tín, danh dự của Quân đội
Hiện nay, để đánh giá một hành vi hay một sự kiện gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của Quân đội nhân dân trên thực tế còn chưa định lượng được vì chưa có cơ sở. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung thế nào là gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của Quân đội để tránh nhận thức đánh giá thiếu thống nhất và lạm dụng trong thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, cũng cần có nội dung hướng dẫn thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội ngoài các nội dung đã hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 thì cần có bổ sung trường hợp đất Quốc phòng nhưng đã cho thuê, cho mượn hay liên danh liên kết góp cổ phần để làm kinh tế khi bị xâm hại vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
1.3. Về các đối tượng là viên quốc phòng, công dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội
BLTTHS đã bổ sung đối tượng “viên chức quốc phòngcông dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội” nhưng đến nay chưa có cơ quan nào giải thích về đối tượng này, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến người đó phục vụ cho loại đơn vị, doanh nghiệp quân đội nào; loại điều động, hợp đồng nào để xác định họ là đối tượng được Toà án quân sự xét xử khi phạm tội hoặc là bị hại trong vụ án hình sự. Do đó, cần có hướng dẫn rõ hơn về “viên chức quốc phòng”, “công dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội”. Theo chúng tôi, bất cứ công dân nào được điều động, hợp đồng vào bất cứ đơn vị quân đội, doanh nghiệp quân đội, với bất cứ hình thức hợp đồng nào đều thuộc đối tượng xét xử của Toà án quân sự
1.4. Thẩm quyền xét xử liên quan đến “dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu”
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 272 BLTTHS thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là “dân quân, tự vệtrong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu”. Tuy nhiên, Tại Điều 392, BLHS năm 2015 lại quy định dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu phục vụ chiến đấu là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về các Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Như vậy, xét về phạm vi và đối tượng thì quy định tại BLHS là hẹp hơn so với quy định của BLTTHS 2015. Theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020) nhiệm vụ của dân quân, tự vệ được quy định như sau:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, quy định về nhiệm vụ của dân quân tự vệ là rất rộng, tuy Luật Dân quân tự vệ không quy định khái niệm “phối thuộc” nhưng các nhiệm vụ từ khoản 1 đến khoản 4 được xem là nội hàm của khái niệm “phối thuộc”. Theo đó, dân quân tự vệ phạm tội trong khi thực hiện nhiệm vụ từ khoản 1 đến khoản 4 thì thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, còn trong các trường hợp khác thì không thuộc thẩm quyền. Trên thực tế, trong trường hợp dân quân tự vệ là một bên bị thiệt hại (bị hại) về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc “phối thuộc” với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu cũng không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, điều này gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền giải quyết trong từng vụ án hình sự cụ thể. Mặt khác, trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có thể xảy ra trong doanh trại quân đội hoặc khu vực do quân đội quản lý, bảo vệ; trong địa bàn thiết quân luật... Do đó, việc chỉ quy định dân quân tự vệ phạm tội trong thời gian huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS như hiện nay là chưa phù hợp.
2.Về quyền khởi tố vụ án hình sự
Hiện nay quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại khoản 4 điều 153, đoạn 3 khoản 2 điều 154 BLTTHS. Theo đó, “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm” (khoản 4 Điều 153). “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp” (đoạn 3 khoản 2 điều 154).
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, quy định trên hiện không còn phù hợp. Lý do, việc ra quyết định khởi tố vụ án thuộc chức năng của cơ quan điều tra và công tố. Tòa án là cơ quan xét xử, nếu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình xét xử vụ án đó. Do đó, cần xem xét bỏ quyền khởi tố vụ án của Tòa án và việc này cần thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc sửa đổi và bãi bỏ nói trên có thể thực hiện ngay trong phạm vi luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức TAND năm 2014.
3. Về quy định Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ trong vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 252 BLTTHS để xác định sự thật khách quan của vụ án, Tòa án thực hiện một trong các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (Trong đó có quy định trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện Kiểm sát không bổ sung được, nếu Tòa án xét thấy cần thiết thì có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án). Thực tiễn xét xử cho thấy quy định trên cũng không còn phù hợp. Bởi vì, tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp đã quy định rõ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử. Nghiên cứu các quy định của BLTTHS nhận thấy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 252 BLTTHS được cụ thể hóa tại Điều 253 (Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án), Điều 284 (Yêu cầu Viện Kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ), khoản 1 Điều 312 (Xem xét vật chứng), Điều 314 (Xem xét tại chỗ), khoản 4 Điều 316 (Hỏi người giám định, người định giá tài sản). Tại đoạn 4, khoản 3 của Điều 280 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án tiến hành xét xử vụ án”.
Mặt khác, quá trình thu thập bổ sung chứng cứ đã được Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật, nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố mà Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án cũng rất khó có thể thực hiện được đầy đủ (Trừ một vài trường hợp như Tòa án cấp trên yêu cầu Tòa án cấp dưới xác minh làm rõ thêm các chứng cứ có trong hồ sơ khi xem xét lại bản án của Tòa án cấp dưới). Đồng thời, việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ của Tòa án trong một số trường hợp còn phát sinh chi phí tố tụng, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án, làm đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần xem xét nghiên cứu bỏ quy định này.
4. Về trường hợp Trả hồ sơ điều tra bổ sung khi giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn.
- Tại Điều 458 BLTTHS năm 2015 có quy định: “Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung”. Vậy trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn sau đó ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Viện kiểm sát hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?
Theo chúng tôi, trong thời hạn 10 ngày nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì trước khi ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi vì, khi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, có thể Viện kiểm sát sẽ chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Tòa án. Nếu Viện kiểm sát không chấp nhận và giao lại hồ sơ cho Tòa án thì Tòa án sau khi nhận lại hồ sơ vụ án sẽ buộc phải giải quyết, xét xử theo thủ tục chung (Điều 277 BLTTHS năm 2015 quy định rõ: Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải đưa vụ án ra xét xử). Do đó, trước khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mà không phải Viện kiểm sát ra quyết định.
Do đó, cần hướng dẫn trường hợp Thẩm phán được phân công xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
- Mặt khác, theo khoản 1 Điều 457 và Điều 458 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trong khi nhiệm vụ, quyền hạn này được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể cho Viện trưởng Viện kiểm sát tại điểm l khoản 2 Điều 41 và Chánh án Tòa án tại điểm c khoản 2 Điều 44 thì khoản 2 Điều 36 của BLTTHS lại không quy định nhiệm vụ, quyền hạn này cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự với quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra tại các Điều 457 và 458 của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như thống nhất với cách quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án như đã nêu ở trên, cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS.
5. Về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thời hạn giao bản kết luận điều tra.
- Việc quy định thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm trong BLTTHS là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc điều tra, khám phá tội phạm. Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa là 04 tháng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy quy định trên là chưa phù hợp, nhất là các tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, môi trường thường có nhiều tình tiết phức tạp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm, đối tượng đang ở nước ngoài, vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cần trưng cầu giám định... Do đó, để việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm có hiệu quả, không gây áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng thì cần tăng thời hạn này tối đa đến 06 tháng đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp; có yếu tố nước ngoài liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm.
- Về thời hạn giao bản kết luận điều tra: Để bảo đảm tính khả thi của việc quy định thời hạn CQĐT giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can ở xa hoặc cư trú ở những tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, cần sửa đổi Điều 232 BLTTHS năm 2015 theo hướng đối với những trường hợp này thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày, kể từ ngày ra các quyết định nêu trên.
6. Vấn đề xử lý vật chứng theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS thì: Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với loại vật chứng này cơ quan tiến hành tố tụng không có thẩm quyền xử lý mà thẩm quyền xử lý thuộc về các cơ quan chuyên ngành được pháp luật quy định như cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Hải quan, cơ quan khác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…, do đó luật quy định sau khi có kết luận giám định thì cơ quan tố tụng phải giao ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoại lai. Ví dụ: Trong vụ án về Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015, Cơ quan điều tra thu giữ một lượng lớn động vật rừng thuộc loại nguy cấp, quý, hiếm đang còn sống. Quá trình xác minh, thu thập, bảo quản số vật chứng này, xét thấy việc tạm giữ trong thời gian dài thì số động vật này sẽ chết cho nên cơ quan điều tra đã tiến hành giám định, sau khi có kết quả giám định, căn cứ vào điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015, Thủ trưởng cơ quan điều tra đã tiến hành xử lý vật chứng này bằng việc bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm để xử lý. Sau khi nhận số động vật hoang dã trên cơ quan kiểm lâm căn cứ vào Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để thả toàn bộ số động vật hoang dã đó về lại tự nhiên.
Vấn đề đặt ra ở đây trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng sau đó muốn tiến hành định giá tài sản về số động vật đó thì tiến hành như thế nào? Trong khi động vật đã thả về rừng tự nhiên không thể thu hồi và việc không định giá được đã gây khó khăn cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Đây được xem là bất cập của điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS. Do đó, điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS cần phải sửa đổi theo hướng bổ sung cụm từ “định giá” vào điều luật, theo đó điều luật sau khi sửa đổi có nội dung là: “Vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định, định giá phải giao ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.Trên đây là nội dung một số bất cập, vướng mắc qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng của BLTTHS 2015, rất mong được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các đồng nghiệp./.Hồ Quân
Một số vướng mắc bất cập của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015
26/07/2023
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, do Quốc hội ban hành quy định trình tự, thủ tục, nội dung tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và những quan hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm quyền con người…Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành BLTHS năm 2015, chúng tôi nhận thấy còn một số vướng mắc, bất cập cẩn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn để bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể:
1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Điều 272 BLTTHS
“1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
Liên quan đến thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự còn tồn tại một số khó khắn vướng mắc sau:
1.1. xác định khu vực do quân đội, quản lý, bảo vệ
Theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 thì tại Điều 1 có quy định: “Công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản của Nhà nước, được giao cho lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền các cấp tổ chức việc xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ để phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Và Điều 2 quy định: “Công trình quốc phòng là các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc. Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự”. Tại Quyết định số 2649/1999/QĐ-BQP ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành quy định quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thì có thể hiểu khu vực do quân đội, quản lý, bảo vệ tại Điều 3 có hướng dẫn, cụ thể, gồm: Công trình quốc phòng: là các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc; Khu quân sự: là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự; Khu vực cấm: là khu vực đất quốc phòng an ninh, được cấp hoặc được giao quản lý theo quyết định của Chính phủ và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các diện tích, ranh giới, mốc giới và biển báo để xác định, do đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng vào mục đích quân sự. Các công trình quốc phòng đơn lẻ độc lập được xây dựng trước đây, như pháo đài thành lũy lô cốt cũ, là công trình quốc phòng được bảo vệ, cấm xâm phạm; Khu vực bảo vệ: là khu vực bao quanh phía ngoài khu vực cấm hoặc bao phía ngoài công trình đơn lẻ, một khoảng cách và phạm vi giới hạn nhất định do yêu cầu chiến thuật, hoặc yêu cầu bảo vệ quy định, có cột mốc, biển báo hoặc các ký, tín hiệu riêng để xác định; Vành đai an toàn: là khu vực bao quanh phía ngoài khu vực bảo vệ, là địa bàn an toàn về an ninh chính trị, được xác định bằng văn bản giữa UBND địa phương với đơn vị lực lượng vũ trang quản lý CTQP-khu QS; Khu A: là khu sở chỉ huy và khu cơ quan tham mưu, được quy định ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng”
Tuy nhiên, Bên cạnh đó nhiều khu vực hiện nay là đất quốc phòng do quân đội quản lý nhưng hiện chưa đưa vào sử dụng hiện đang được liên doanh, liên kết góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê, cho mượn, làm nhà công vụ cho cán bộ, nhân viên thuê, mượn hay nhiều khu vực đất quốc phòng đã chuyển đổi sang mục đích dân sinh làm nhà bán theo giá ưu đãi cho cán bộ, nhân viên nhưng hiện chưa chuyển cho địa phương quản lý... Chính vì vậy, khi tội phạm xảy ra ngoài khu vực doanh trại Quân đội như các khu vực được liệt kê ở trên thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài Quân đội là vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự hay thuộc Tòa án nhân dân?
Do đó cần quy định làm rõ khu vực quân sự do quân đội quản lý, bảo vệ là khu vực có các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc. Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự.
1.2. Xác định thiệt hại về uy tín, danh dự của Quân đội
Hiện nay, để đánh giá một hành vi hay một sự kiện gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của Quân đội nhân dân trên thực tế còn chưa định lượng được vì chưa có cơ sở. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung thế nào là gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của Quân đội để tránh nhận thức đánh giá thiếu thống nhất và lạm dụng trong thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, cũng cần có nội dung hướng dẫn thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội ngoài các nội dung đã hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 thì cần có bổ sung trường hợp đất Quốc phòng nhưng đã cho thuê, cho mượn hay liên danh liên kết góp cổ phần để làm kinh tế khi bị xâm hại vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
1.3. Về các đối tượng là viên quốc phòng, công dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội
BLTTHS đã bổ sung đối tượng “viên chức quốc phòng”, “công dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội” nhưng đến nay chưa có cơ quan nào giải thích về đối tượng này, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến người đó phục vụ cho loại đơn vị, doanh nghiệp quân đội nào; loại điều động, hợp đồng nào để xác định họ là đối tượng được Toà án quân sự xét xử khi phạm tội hoặc là bị hại trong vụ án hình sự. Do đó, cần có hướng dẫn rõ hơn về “viên chức quốc phòng”, “công dân được điều động hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội”. Theo chúng tôi, bất cứ công dân nào được điều động, hợp đồng vào bất cứ đơn vị quân đội, doanh nghiệp quân đội, với bất cứ hình thức hợp đồng nào đều thuộc đối tượng xét xử của Toà án quân sự
1.4. Thẩm quyền xét xử liên quan đến “dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu”
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 272 BLTTHS thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là “dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu”. Tuy nhiên, Tại Điều 392, BLHS năm 2015 lại quy định dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu phục vụ chiến đấu là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về các Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Như vậy, xét về phạm vi và đối tượng thì quy định tại BLHS là hẹp hơn so với quy định của BLTTHS 2015. Theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020) nhiệm vụ của dân quân, tự vệ được quy định như sau:
“1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, quy định về nhiệm vụ của dân quân tự vệ là rất rộng, tuy Luật Dân quân tự vệ không quy định khái niệm “phối thuộc” nhưng các nhiệm vụ từ khoản 1 đến khoản 4 được xem là nội hàm của khái niệm “phối thuộc”. Theo đó, dân quân tự vệ phạm tội trong khi thực hiện nhiệm vụ từ khoản 1 đến khoản 4 thì thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, còn trong các trường hợp khác thì không thuộc thẩm quyền. Trên thực tế, trong trường hợp dân quân tự vệ là một bên bị thiệt hại (bị hại) về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc “phối thuộc” với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu cũng không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, điều này gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền giải quyết trong từng vụ án hình sự cụ thể. Mặt khác, trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có thể xảy ra trong doanh trại quân đội hoặc khu vực do quân đội quản lý, bảo vệ; trong địa bàn thiết quân luật... Do đó, việc chỉ quy định dân quân tự vệ phạm tội trong thời gian huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS như hiện nay là chưa phù hợp.
2.Về quyền khởi tố vụ án hình sự
Hiện nay quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại khoản 4 điều 153, đoạn 3 khoản 2 điều 154 BLTTHS. Theo đó, “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm” (khoản 4 Điều 153). “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp” (đoạn 3 khoản 2 điều 154).
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, quy định trên hiện không còn phù hợp. Lý do, việc ra quyết định khởi tố vụ án thuộc chức năng của cơ quan điều tra và công tố. Tòa án là cơ quan xét xử, nếu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình xét xử vụ án đó. Do đó, cần xem xét bỏ quyền khởi tố vụ án của Tòa án và việc này cần thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc sửa đổi và bãi bỏ nói trên có thể thực hiện ngay trong phạm vi luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức TAND năm 2014.
3. Về quy định Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ trong vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 252 BLTTHS để xác định sự thật khách quan của vụ án, Tòa án thực hiện một trong các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (Trong đó có quy định trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện Kiểm sát không bổ sung được, nếu Tòa án xét thấy cần thiết thì có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án). Thực tiễn xét xử cho thấy quy định trên cũng không còn phù hợp. Bởi vì, tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp đã quy định rõ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử. Nghiên cứu các quy định của BLTTHS nhận thấy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 252 BLTTHS được cụ thể hóa tại Điều 253 (Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án), Điều 284 (Yêu cầu Viện Kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ), khoản 1 Điều 312 (Xem xét vật chứng), Điều 314 (Xem xét tại chỗ), khoản 4 Điều 316 (Hỏi người giám định, người định giá tài sản). Tại đoạn 4, khoản 3 của Điều 280 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án tiến hành xét xử vụ án”.
Mặt khác, quá trình thu thập bổ sung chứng cứ đã được Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật, nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố mà Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án cũng rất khó có thể thực hiện được đầy đủ (Trừ một vài trường hợp như Tòa án cấp trên yêu cầu Tòa án cấp dưới xác minh làm rõ thêm các chứng cứ có trong hồ sơ khi xem xét lại bản án của Tòa án cấp dưới). Đồng thời, việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ của Tòa án trong một số trường hợp còn phát sinh chi phí tố tụng, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án, làm đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần xem xét nghiên cứu bỏ quy định này.
4. Về trường hợp Trả hồ sơ điều tra bổ sung khi giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn.
- Tại Điều 458 BLTTHS năm 2015 có quy định: “Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung”. Vậy trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn sau đó ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Viện kiểm sát hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?
Theo chúng tôi, trong thời hạn 10 ngày nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì trước khi ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi vì, khi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, có thể Viện kiểm sát sẽ chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Tòa án. Nếu Viện kiểm sát không chấp nhận và giao lại hồ sơ cho Tòa án thì Tòa án sau khi nhận lại hồ sơ vụ án sẽ buộc phải giải quyết, xét xử theo thủ tục chung (Điều 277 BLTTHS năm 2015 quy định rõ: Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải đưa vụ án ra xét xử). Do đó, trước khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mà không phải Viện kiểm sát ra quyết định.
Do đó, cần hướng dẫn trường hợp Thẩm phán được phân công xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn ra quyết định “trả hồ sơ để điều tra bổ sung” thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
- Mặt khác, theo khoản 1 Điều 457 và Điều 458 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trong khi nhiệm vụ, quyền hạn này được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể cho Viện trưởng Viện kiểm sát tại điểm l khoản 2 Điều 41 và Chánh án Tòa án tại điểm c khoản 2 Điều 44 thì khoản 2 Điều 36 của BLTTHS lại không quy định nhiệm vụ, quyền hạn này cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự với quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra tại các Điều 457 và 458 của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như thống nhất với cách quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án như đã nêu ở trên, cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS.
5. Về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thời hạn giao bản kết luận điều tra.
- Việc quy định thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm trong BLTTHS là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc điều tra, khám phá tội phạm. Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa là 04 tháng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy quy định trên là chưa phù hợp, nhất là các tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, môi trường thường có nhiều tình tiết phức tạp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm, đối tượng đang ở nước ngoài, vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cần trưng cầu giám định... Do đó, để việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm có hiệu quả, không gây áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng thì cần tăng thời hạn này tối đa đến 06 tháng đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp; có yếu tố nước ngoài liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm.
- Về thời hạn giao bản kết luận điều tra: Để bảo đảm tính khả thi của việc quy định thời hạn CQĐT giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can ở xa hoặc cư trú ở những tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, cần sửa đổi Điều 232 BLTTHS năm 2015 theo hướng đối với những trường hợp này thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày, kể từ ngày ra các quyết định nêu trên.
6. Vấn đề xử lý vật chứng theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS thì: Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với loại vật chứng này cơ quan tiến hành tố tụng không có thẩm quyền xử lý mà thẩm quyền xử lý thuộc về các cơ quan chuyên ngành được pháp luật quy định như cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Hải quan, cơ quan khác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…, do đó luật quy định sau khi có kết luận giám định thì cơ quan tố tụng phải giao ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoại lai. Ví dụ: Trong vụ án về Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015, Cơ quan điều tra thu giữ một lượng lớn động vật rừng thuộc loại nguy cấp, quý, hiếm đang còn sống. Quá trình xác minh, thu thập, bảo quản số vật chứng này, xét thấy việc tạm giữ trong thời gian dài thì số động vật này sẽ chết cho nên cơ quan điều tra đã tiến hành giám định, sau khi có kết quả giám định, căn cứ vào điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015, Thủ trưởng cơ quan điều tra đã tiến hành xử lý vật chứng này bằng việc bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm để xử lý. Sau khi nhận số động vật hoang dã trên cơ quan kiểm lâm căn cứ vào Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để thả toàn bộ số động vật hoang dã đó về lại tự nhiên.
Vấn đề đặt ra ở đây trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng sau đó muốn tiến hành định giá tài sản về số động vật đó thì tiến hành như thế nào? Trong khi động vật đã thả về rừng tự nhiên không thể thu hồi và việc không định giá được đã gây khó khăn cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Đây được xem là bất cập của điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS. Do đó, điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS cần phải sửa đổi theo hướng bổ sung cụm từ “định giá” vào điều luật, theo đó điều luật sau khi sửa đổi có nội dung là: “Vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định, định giá phải giao ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trên đây là nội dung một số bất cập, vướng mắc qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng của BLTTHS 2015, rất mong được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các đồng nghiệp./.
Hồ Quân