Điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam theo đánh giá của WEF năm 2018-2019

08/11/2019
Bài viết tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2018-2019, đồng thời, có sự so sánh, phân tích điểm số và thứ hạng của các chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế cũng như điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của năm 2019 so với năm 2018 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Đồng thời, có sự so sánh kết quả đạt được của một số chỉ số thuộc trụ cột thể chế mà Nghị quyết số 02/NQ-CP đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng với đánh giá của WEF năm 2019.
1. Điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế và các chỉ số thuộc trụ cột thể chế năm 2018 của Việt Nam
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (The global Competitiveness Report 2018) được phát hành ngày 16/10/2018 của WEF[1], năm 2018, trụ cột thể chế (Pillar 1: Institutions 0-100) của Việt Nam rất thấp, đạt 49.5/100, xếp thứ 94/140 quốc gia, trong đó, 20 chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế đạt điểm số và xếp thứ hạng như sau:
- (1.01) Tội phạm có tổ chức (Organized crime 1-7 (best)): Đạt 4.8/7, tương ứng với 62.7/100, xếp thứ 76/140 quốc gia.
- (1.02) Tỷ lệ người chết do bị giết (Homicide rate/100,000 pop): Đạt 1.5 điểm, tương ứng với 96.5, xếp thứ 49/140 quốc gia.
- (1.03) Khủng bố (Terrorism incidence 0 (very high) -100 (no incidence)): Đạt 100.0, tương ứng 100.0, xếp thứ 1/140 quốc gia.
- (1.04) Mức độ tin cậy vào dịch vụ ngành Công an (Reliability of police services 1-7 (best)): 4.3/7, tương ứng 55.2/100, xếp thứ 76/140 quốc gia.
- (1.05) Vốn xã hội (Social capital 0-100 (high)): Đạt 48.0, tương ứng 48.0/100, xếp thứ 93/140 quốc gia.
- (1.06) Minh bạch ngân sách (Budget transparency 0-100 (best)): Đạt 65.4, tương ứng 65.4/100, xếp thứ 42/140 quốc gia.
- (1.07) Độc lập tư pháp (Judicial independence 1-7 (best)): Đạt 3.4/7, tương ứng 4.2/100, xếp thứ 89/140 quốc gia.
- (1.08) Hiệu quả của khung pháp lý trong việc phản biện các quy định pháp luật (Efficiency of legal framework in challenging regulations 1-7 (best)): Đạt 3.3/7, tương ứng với 38.1/100, xếp thứ 69/140 quốc gia.
- (1.09) Tự do báo chí (Freedom of the press 0-100 (worts)): Đạt 75.1, tương ứng với 25.0, xếp thứ 139/140 quốc gia.
- (1.10) Chi phí tuân thủ pháp luật (Burden of government regulation 1-7 (best)): Đạt 3.1/7, tương ứng với 34.6/100, xếp thứ 96/140 quốc gia.
- (1.11) Hiệu quả khuôn khổ pháp lý giải quyết tranh chấp (Efficiency of legal framework in settling disputes 1-7 (best)): Đạt 3.3/7, tương ứng với 38.5/100, xếp thứ 88/140 quốc gia.
- (1.12) Mức độ tham gia dịch vụ công trực tuyến (E-Participation Index 0-1 (best)): Đạt 0.69, tương ứng với 69.1, xếp thứ 69/140 quốc gia.
- (1.13) Định hướng tương lai của Chính phủ (Future orientation of government 1-7 (best)): Đạt 3.6/7, tương ứng với 43.9/100, xếp thứ 75/140 quốc gia.
- (1.14) Tham nhũng (Incidence of corruption 0-100 (best)): Đạt 35.0, tương ứng với 35.0, xếp thứ 91/140 quốc gia.
- (1.15) Quyền tài sản (Property rights 1-7(best)): Đạt 3.9/7, tương ứng với 47.9/100, xếp thứ 104/140 quốc gia.
- (1.16) Bảo vệ sở hữu trí tuệ (Intellectual property protection 1-7 (best)): Đạt 3.5/7, tương ứng với 42.2/100, xếp thứ 105/140 quốc gia.
- (1.17) Chất lượng quản lý hành chính đất đai (Quality of land administration 0-30 (best)): Đạt 14.0, tương ứng 46.7/100, xếp thứ 78/140 quốc gia.
- (1.18) Chất lượng chuẩn mực kế toán, kiểm toán (Strength of auditing and accounting standard 1-7 (best)): Đạt 3.5/7, tương ứng với 42.5/100, xếp thứ 128/140 quốc gia.
- (1.19) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích (Conflict of interest regulation 0-10 (best)): Đạt 4.3, tương ứng với 43.0, xếp thứ 112/140 quốc gia.
- (1.20) Quản trị cổ đông (Shareholder governance 0-10 (best)): Đạt 6.7, tương ứng với 67.0, xếp thứ 32/140 quốc gia.
Với thực trạng điểm số và xếp thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2018 rất thấp như đã nêu trên, trong đó, có một số chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế cũng rất thấp như chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật, xếp thứ 96/140 quốc gia; chỉ số tham nhũng, xếp thứ 91/140 quốc gia; chỉ số quản lý hành chính đất đai, xếp thứ 78/140 quốc gia…. Để từng bước cải thiện vị trí xếp thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam, cải thiện một số các chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0, Chính phủ Việt Nam[2] đã đặt ra mục tiêu nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các xếp hạng quốc tế của các tổ chức quốc tế như WB, WEF, WIPO, UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh…. Theo đó, trong trụ cột thể chế (theo đánh giá của WEF) Chính phủ đặt ra mục tiêu (i) Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1) lên từ 5 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 2 bậc. (ii) Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên từ 5 đến 10 bậc; năm 2019 từ 2 - 5 bậc. (iii)  Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên từ 5 đến 8 bậc; năm 2019 từ 2 - 3 bậc.
2. Điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế và các chỉ số thuộc trụ cột thể chế năm 2019 của Việt Nam
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 (The global Competitiveness Report 2019) được phát hành ngày 08/10/2019 của WEF[3], năm 2019, trụ cột thể chế (1st pillar: Institutions 0-100) của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tăng 05 bậc so với năm 2018, đạt 49.8/100, xếp thứ 89/141 quốc gia, trong đó, 26 chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế đạt điểm số và xếp thứ hạng như sau:
- An ninh (Security 0-100):  Đạt 77.2/100, xếp thứ 61/141 quốc gia.
1.01. Tội phạm có tổ chức (Organized crime 1-7(best)): Đạt 4.6/7, tương ứng với 59.2/100, xếp thứ 76/141 quốc gia.
1.02. Tỷ lệ người chết do bị giết (Homicide rate per 100,000 pop): Đạt 1.5, tương ứng với 96.6, xếp thứ 51/141 quốc gia.
1.03. Khủng bố (Terrorism incidence 0 (very high) – 100 (no incidence)): Đạt 100.0, tương ứng với 100.0, xếp thứ 1/141 quốc gia.
1.04. Mức độ tin cậy vào dịch vụ ngành Công an (Reliability of police services 1-7 (best)): Đạt 4.2/7, tương ứng với 53.0/100, xếp thứ 79/141 quốc gia.
- Vốn xã hội (Social capital 0-100): Đạt 48.0/100, xếp thứ 90/141 quốc gia.
1.05. Vốn xã hội (Social capital 0-100 (best)): Đạt 48.0, tương ứng với 48.0, xếp thứ 82/141 quốc gia.
- Kiểm soát và cân bằng (Checks and balances 0-100): Đạt 31.0, xếp thứ 135/141 quốc gia.
1.06. Minh bạch ngân sách (Budget transparency 0-100 (best)): Đạt 15, tương ứng với 15.0, xếp thứ 84/141 quốc gia.
1.07. Độc lập tư pháp (Judicial independence 1-7 (best)): Đạt 3.5/7, tương ứng 40.9/100, xếp thứ 85/141 quốc gia.
1.08. Hiệu quả của khung pháp lý trong việc phản biện các quy định pháp luật (Efficiency of legal framework in challenging regulations 1-7 (best)): Đạt 3.6/7, tương ứng với 42.9/100, xếp thứ 59/141 quốc gia.
1.09. Tự do báo chí (Freedom of the press 0-100 (worst): Đạt 74.9, tương ứng với 25.1, xếp thứ 139/141 quốc gia.
- Hiệu quả khu vực công (Public – sector performance 0-100): Đạt 50.7, xếp thứ 73/141 quốc gia
1.10. Chi phí tuân thủ pháp luật (Burden of government regulation 1-7 (best)): Đạt 3.4/7, tương ứng 39.8/100, xếp thứ 79/141 quốc gia.
1.11. Hiệu quả khuôn khổ pháp lý giải quyết tranh chấp (Efficiency of legal framework in settling disputes 1-7 (best)): Đạt 3.6/7, tương ứng 43.0/100, xếp thứ 76/141 quốc gia.
1.12. Mức độ tham gia dịch vụ công trực tuyến (E-Participation 0-1 (best)): Đạt 0.69, tương ứng với 69.1, xếp thứ 69/141 quốc gia.
  - Tính minh bạch (Transparency 0-100): Đạt 33.0, xếp thứ 101/141 quốc gia.
1.13. Tham nhũng (Incidence of corruption 0-100 (best)): Đạt 33.0, tương ứng với 33.0, xếp thứ 101/141 quốc gia.
- Quyền tài sản (Property rights 0-100): Đạt 46.9, xếp thứ 92/141 quốc gia.
1.14. Quyền tài sản (Property rights 1-7 (best)): Đạt 4.0/7, tương ứng 49.8/100, xếp thứ 98/141 quốc gia.
1.15. Bảo vệ sở hữu trí tuệ (Intellectual property protection 1-7 (best)): Đạt 3.7/7, tương ứng 44.4/100, xếp thứ 105/141 quốc gia.
1.16. Chất lượng quản lý hành chính đất đai (Quality of land administration 0-30 (best)): Đạt 14.0, tương ứng với 46.7, xếp thứ 80/141 quốc gia.
- Quản trị công ty (Corporate governnance 0-100): Đạt 51.1, xếp thứ 104/141 quốc gia.
1.17. Chất lượng chuẩn mực kế toán, kiểm toán (Strength of auditing and accounting standard 1-7 (best)): Đạt 3.6/7, tương ứng với 43.2/100, xếp thứ 128/141 quốc gia.
1.18. Quy định về giải quyết xung đột lợi ích (Conflict of interest regulation 0-10 (best)): Đạt 4.3, tương ứng với 43.0, xếp thứ 112/141 quốc gia.
1.19. Quản trị cổ đông (Shareholder governance 0-10 (best)): Đạt 6.7, tương ứng 67.0, xếp thứ 37/141 quốc gia.
- Định hướng tương lai của Chính phủ (Future orientation of government 0-100): Đạt 60.8, xếp thứ 40/141 quốc gia.
1.20. Chính phủ đảm bảo ổn định chính sách (Government ensuring policy stability 1-7 (best)): Đạt 4.0/7, tương ứng với 50.3/100, xếp thứ 67/141 quốc gia.
1.21. Phản ứng của Chính phủ để thay đổi (Government’s responsiveness to change) 1-7 (best)): Đạt 4.0/7, tương ứng với 49.4/100, xếp thứ 53/141 quốc gia.
1.22. Khả năng thích ứng của khung pháp lý với các mô hình kinh doanh kỹ thuật số (Legal framework’s adaptability to digital business models 1-7 (best)): Đạt 3.6/7, tương ứng với 43.1/100, xếp thứ 71/141 quốc gia.
1.23. Tầm nhìn dài hạn của Chính phủ (Government long – term vision 1-7 (best)): Đạt 4.2/7, tương ứng với 52.5/100, xếp thứ 58/141 quốc gia.
1.24. Quy định hiệu quả năng lượng (Energy efficiency regulation 0-100 (best)): Đạt 72.0, tương ứng với 72.0/100, xếp thứ 26/141 quốc gia.
1.25. Điều tiết năng lượng tái tạo (Renewable energy regulation 0-100 (best)): Đạt 66.7, tương ứng 66.7/100, xếp thứ 35/141 quốc gia.
1.26. Các hiệp ước liên quan đến môi trường có hiệu lực (Environment –related treaties in force count (out of 29)): Đạt 23, tương ứng với 79.3, xếp thứ 56/141 quốc gia.
3. Nhận xét, đánh giá điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế cũng như điểm số và thứ hạng của các chỉ số thuộc trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2018-2019
Qua nghiên cứu, tìm hiểu điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế cũng như điểm số và thứ hạng của các chỉ số thuộc trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2019 (có so sánh với năm 2018), tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2019 đã được cải thiện đáng kể, tăng 05 bậc so với năm 2018 (Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 94/140 quốc gia, trong khi đó, năm 2019, xếp thứ 89/141 quốc gia). Tuy nhiên, đây vẫn là vị trí thứ hạng thấp. 
Thứ hai, năm 2019, các chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế nhiều hơn so với năm 2018: tăng thêm 01 mục (Định hướng tương lai của Chính phủ). Đây là mục được lấy từ chỉ số thành phần 1.13 thuộc trụ cột thể chế năm 2018. Theo đó, mục này tăng thêm 07 chỉ số thành phần (năm 2018 trụ cột thể chế có 20 chỉ số thành phần. Năm 2019 tăng thêm 07 chỉ số thành phần, nâng số chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế lên 26). Mục này Việt Nam được đánh giá, xếp thứ hạng tương đối cao 40/141 quốc gia (năm 2018, chỉ số Định hướng tương lai của Chính phủ (Future orientation of government ), xếp thứ 75/140 quốc gia).
Thứ ba, so với năm 2018, năm 2019, Việt Nam có 07/19 chỉ số giữ nguyên vị trí xếp thứ hạng: (i) Chỉ số 1.01 (Tội phạm có tổ chức), xếp thứ 76; (ii) Chỉ số 1.03 (Khủng bố), xếp thứ 1; (iii) Chỉ số 1.09 (Tự do báo chí), xếp thứ 139; (iv) Chỉ số 1.12 (Mức độ tham gia dịch vụ công trực tuyến), xếp thứ 69; (v) Chỉ số 1.15 (Bảo vệ sở hữu trí tuệ), xếp thứ  105; (vi) Chỉ số 1.17 (Chất lượng chuẩn mực kế toán, kiểm toán), xếp thứ 128; (vii) Chỉ số 1.18 (Quy định về giải quyết xung đột lợi ích, xếp thứ 112.
So với năm 2018, năm 2019, Việt Nam có 06/19 chỉ số tăng vị trí xếp thứ hạng: (i) Chỉ số 1.05 (Vốn xã hội ), tăng 11 bậc; (ii) Chỉ số 1.07 (Độc lập tư pháp), tăng 4 bậc; (iii) Chỉ số 1.08 (Hiệu quả của khung pháp lý trong việc phản biện các quy định pháp luật), tăng 10 bậc; (iv) Chỉ số 1.10 (Chi phí tuân thủ pháp luật), tăng 17 bậc; (v) Chỉ số 1.11 (Hiệu quả khuôn khổ pháp lý giải quyết tranh chấp), tăng 12 bậc; (vi)  Chỉ số 1.14 (Quyền tài sản), tăng 6 bậc.
Bên cạnh đó, Việt Nam có một số chỉ số giảm vị trí xếp thứ hạng như: (i) Chỉ số 1.02 (về tỷ lệ người chết do bị giết), giảm 2 bậc; (ii) Chỉ số 1.04 (Mức độ tin cậy vào dịch vụ ngành Công an), giảm 3 bậc; (iii) Chỉ số 1.13 (Tham nhũng), giảm 10 bậc; (iv) Chỉ số 1.16 (Chất lượng hành chính đất đai), giảm 2 bậc; (v) Chỉ số 1.19 (Quản trị cổ đông), giảm 5 bậc.
Thứ tư, năm 2019, có 01/3 chỉ số thuộc trụ cột thể chế đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 02/NQ-CP[4] đề ra, đó là chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (B1), tăng 17 bậc (Nghị quyết số 02/NQ-CP đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật lên từ 5 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 2 bậc). Trong khi đó, 02 chỉ số còn lại là: Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) và nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) đều không đạt mục tiêu mà Nghị quyết số 02/NQ-CP đề ra. Theo đó, năm 2019, theo đánh giá của WEF, chỉ số kiểm soát tham nhũng của Việt Nam giảm 10 bậc so với năm 2018 (Nghị quyết số 02/NQ-CP đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên từ 5 đến 10 bậc; năm 2019 từ 2 - 5 bậc). Chỉ số chất lượng hành chính đất đai giảm 02 bậc (Nghị quyết số 02/NQ-CP đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai lên từ 5 đến 8 bậc; năm 2019 từ 2 - 3 bậc).
Có thể nói, mặc dù năm 2019,  điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam đã có sự tiến bộ rõ rệt, tăng 5 bậc so với năm 2018. Tuy nhiên, xếp thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam theo đánh giá của WEF vẫn còn thấp (89/141 quốc gia). Bên cạnh những chỉ số có bước tiến đáng kể về điểm số và vị trí xếp thứ hạng thì số lượng các chỉ số giữ nguyên vị trí xếp thứ hạng hoặc tiếp tục giảm vị trí xếp thứ hạng còn tương đối nhiều. Một số chỉ số chưa đạt mục tiêu tăng xếp hạng như Nghị quyết số 02/NQ-CP đề ra. Trong thời gian tới, để tiếp tục cải thiện điểm số và vị trí xếp thứ hạng trụ cột thể chế, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực, đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải thiện một số chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế, đồng thời, có các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện các chỉ số này, qua đó, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam./.
Nguyễn Thị Minh Phương, Cục QLXLVPHC&TDTHPL .
 

[1] Xem: World Economic Forum (2018), “The Global Competitiveness Report 2018”, retrieved from https://www.weforum.org/reports/the-global-competitveness-report-2018, trang 119, 135, 283, 335, 371, 463, 511, 555 và 599.
[2] Xem: Chính phủ (2019), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
[3] Xem: World Economic Forum (2019), “The Global Competitiveness Report 2019”, retrieved from http://www3.weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport2019.pdf, truy cập ngày 09/10/2019.
[4] Xem: Chính phủ (2019), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.