1. Điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019
Ngày 08/10/2019, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019
[1], theo đó, năm 2019 WEF thực hiện khảo sát, đánh giá về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật tại 141 quốc gia và vùng lãnh thổ (sau đây gọi là quốc gia). Theo công bố, đánh giá của WEF thì trong 141 quốc gia, Singapore là quốc gia đạt điểm cao nhất 5.5/7, xếp vị trí số 1/141. Trong khi đó, Brazil đạt điểm thấp nhất 1.7/7, xếp vị trí thấp nhất 141/141. Vị trí xếp thứ hạng này của Singapore và Brazil giống vị trí xếp thứ hạng của năm 2018 theo đánh giá của WEF tại Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (Năm 2018: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Singapore xếp thứ 1/140 và Brazil xếp thứ 140/140). Điểm trung bình cho tất cả 141 nền kinh tế là
3.5/7. Căn cứ điểm trung bình cho tất cả 141 quốc gia, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy:
1.1. Có
72/141 quốc gia (chiếm
51%) có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt điểm trung bình trên thang điểm 7 (từ 3.5/7):
(1) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.5/7: Singapore.
(2) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.4/7: Hong Kong SAR.
(3) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.3/7: Azerbaijan.
(4) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.2/7: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất.
(5) Có 02 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.0/7: Malaysia, Qatar.
(6) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.9/7: Phần Lan.
(7) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.8/7: Thụy Sĩ.
(8) Có 02 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.7/7: Rwanda, Ả Rập Saudi.
(9) Có 02 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.6/7: Bahrain, Georgia.
(10) Có 02 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.5/7: Hoa Kỳ, Luxembourg.
(11) Có 06 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.4/7: Albania, Trung Quốc, CHLB Đức, Hà Lan, Oman, Tajikistan.
(12) Có 02 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.3/7: Gambia, Vương Quốc Anh.
(13) Có 06 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.1/7: Armenia, Estonia, Ấn Độ, Morocco, New Zealand, Seychelles,
(14) Có 06 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.0/7: Iceland, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, Mauritius, Montenegro.
(15) Có 10 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.9/7: Burundi, Canada, Denmark, Ghana, Ireland, Kenya, Kuwait, Malta, Namibia, Đài Loan - Trung Quốc.
(16) Có 05 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.8/: Jordan, Norway, Pakistan, Thụy Điển, Tanzania.
(17) Có 10 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.7/7: Áo, Benin, Bulgaria, Cape Verde, Cyprus, Guinea, Lesotho, Senegal, Thái Lan, Uganda.
(18) Có 08 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.6/7: Campuchia, Pháp, Lào, Latvia, Malawi, Paraguay, Turkey, Ukraine.
(19) Có 05 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.5/7: Algeria, Botswana, Cameroon, Israel, Zambia.
2. Có
69/141 quốc gia (chiếm
49%) có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật dưới điểm trung bình trên thang điểm 7 (dưới 3.5/7), cụ thể:
(1) Có 09 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.4/7: Australia, Chile, Côte d’lvoire, Ai Cập, Eswatini, Mali, Moldova, Panama, Việt Nam.
(2) Có 06 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.3/7: Bangladesh, Brunây, Burkina Faso, Hàn Quốc, CH Kyrgyz, Lithuania.
(3) Có 04 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.2/7: Chad, Ethiopia, Jamiaca, LB Nga.
(4) Có 07 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.1/7: Bỉ, Gabon, Lebanon, Nepal, Bồ Đào Nha, Serbia, Trinidad and Tobago,
(5) Có 11 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.0/7: Barbados, CH Dominica, Guatemala, Hungary, Mozambique, Nicaragua, Bắc Macedonia, Philippin, Romania, Nam Phi, Sri Lanka.
(6) Có 07 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.9/7: Congo, Madagascar, Mêhicô, Ba Lan, Tây Ban Nha, Tunisia, Uruguay.
(7) Có 04 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.8/7: Angola, Honduras, Mongolia, Yemen.
(8) Có 04 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.7/7: Colombia, Costa Rica, CH Czech, Nigeria.
(9) Có 03 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.6/7: Argentina, Hy Lạp, Slovenia.
(10) Có 04 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.5/7: Ecuador, El Salvador, Mauritania, Peru.
(11) Có 04 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.4/7: Haiti, CH Hồi giáo Iran, CH Slovak, Zimbabwe.
(12) Có 03 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.1/7: Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Italy.
(13) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.9/7: Croatia.
(14) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.8/7: Venezuela.
(15) Có 01 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.7/7: Brazil.
2. Các quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật cao nhất trong tổng số các quốc gia được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá năm 2019
Qua nghiên cứu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF, tác giả thấy rằng, có những quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật rất cao. Theo đó, có 10 quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng dẫn đầu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trên 141 quốc gia:
(1)
Singapore: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Singapore đạt 5.5/7, tương ứng với số điểm 74.4/100, xếp thứ
1/141.
(2)
Hồng Kông (Hong Kong SAR): Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Hồng Kông đạt 5.4/7, tương ứng với số điểm 73.1/100, xếp thứ
2/141.
(3)
Azerbaijan: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Azerbaijan đạt 5.3/7, tương ứng với số điểm 72.1/100, xếp thứ
3/141.
(4)
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất đạt 5.2/7, tương ứng với số điểm 70.3/100, xếp thứ
4/141.
(5)
Malaysia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Malaysia đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.7/100, xếp thứ
5/141.
(6)
Qatar: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Qatar đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.1/100, xếp thứ
6/141.
(7)
Phần Lan: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Phần Lan đạt 4.9/7, tương ứng với số điểm 64.9/100, xếp thứ
7/141.
(8)
Thụy Sĩ: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Thụy Sĩ đạt 4.8/7, tương ứng với số điểm 63.2/100, xếp thứ
8/141.
(9)
Rwanda: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Rwanda đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 61.5/100, xếp thứ
9/141.
(10)
Ả Rập Saudi: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Ả Rập Saudi đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 61.3/100, xếp thứ
10/141.
Bảng 1. 10 quốc gia có điểm số và xếp thứ hạng cao nhất trên 141 quốc gia về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật năm 2019
3. Nhận xét, đánh giá về điểm số và xếp thứ hạng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia năm 2019
3.1. Năm 2019, số lượng các quốc gia được WEF đánh giá tăng lên 01 so với năm 2018 (Năm 2019 là 141, trong khi đó, năm 2018 là 140). Bên cạnh đó, năm 2019, WEF đã có sự điều chỉnh về một số quốc gia: thay đổi tên gọi, bỏ và thêm một số các quốc gia khác, cụ thể: Năm 2018, WEF có tiến hành khảo sát, đánh giá các quốc gia: (i) Liberia; (ii) Macedonia, FYR và (iii) Sierra Leone. Tuy nhiên, đến năm 2019, WEF đã đưa hai quốc gia là Liberia và Sierra Leone ra khỏi danh sách đánh giá năm 2019, chỉnh sửa quốc gia “Mecedonia, FYD” thành “North Macedonia”. Đồng thời, bổ sung thêm 03 quốc gia vào danh sách đánh giá của WEF năm 2019: (i) Barbados; (ii) Gabon và (iii) Madagascar.
3.2. Năm 2019, thứ hạng của 10 quốc gia đứng đầu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trên 141 quốc gia đã có sự thay đổi so với năm 2018:
Thứ nhất, Có
04 quốc gia giữ nguyên vị trí xếp thứ hạng:
(i) Singapore, xếp thứ 1/141.
(ii) Hồng Kông (Hong Kong SAR), xếp thứ 2/141.
(iii) Malaysia, xếp thứ 5/141.
(iv) Thụy Sĩ, xếp thứ 8/141.
Thứ hai, có
01 quốc gia vẫn vào tốp 10 nước đứng đầu nhưng thay đổi vị trí xếp thứ hạng so với năm 2018: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất xếp thứ
4/141 (đạt 5.2/7, tương ứng với số điểm 70.3/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ 3/140 (đạt 5.0/7 tương ứng với số điểm 67.3). Như vậy, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất giảm 01 bậc so với năm 2018.
Thứ ba, có
05 quốc gia đã không còn giữ được vị trí trong 10 quốc gia đứng đầu so với năm 2018:
(i) Hoa Kỳ: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật xếp thứ
14/141 (đạt 4.5/7 tương ứng với số điểm 57.7/100), giảm
10 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
4/140 (đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 67.1/100).
(ii) Albania: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật xếp thứ
18/141 (đạt 4.4/7 tương ứng với số điểm 56.5/100), giảm
12 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
6/140 (đạt 4.9/7, tương ứng với số điểm 64.6/100).
(iii) CHLB Đức: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật xếp thứ
15/141 (đạt 4.4/7 tương ứng với số điểm 56.9/100), giảm
08 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
7/140 (đạt 4.8/7, tương ứng với số điểm 63.9/100).
(iv) Bahrain: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bahrain xếp thứ
12/141 (đạt 4.6/7 tương ứng với số điểm 60.6/100), giảm
03 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
9/140 (đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 60,8/100).
(v) Georgia: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Georgia xếp thứ
11/141 (đạt 4.6/7 tương ứng với số điểm 60.8), giảm
01 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
10/140 (đạt 4.6/7, tương ứng với số điểm 60.8/100).
Thứ tư, có
05 quốc gia đã vào tốp 10 nước đứng đầu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật năm 2019 (năm 2018 không thuộc 10 quốc gia đứng đầu):
(i) Azerbaijan: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Azerbaijan xếp thứ
3/141 (đạt 5.3/7, tương ứng với số điểm 72.1/100), tăng
09 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
12/140, đạt 4.6/7 tương ứng với số điểm 60.7/100).
(ii) Qatar: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Qatar, xếp thứ
6/141 (đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.1/100), tăng
08 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
14/140, đạt 4.6/7 tương ứng với số điểm 59.6/100).
(iii) Phần Lan: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Phần Lan, xếp thứ
7/141 (đạt 4.9/7, tương ứng với số điểm 64.9/100), tăng
04 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
11/140, đạt 4.6 tương ứng với số điểm 60.8/100).
(iv) Rwanda: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Rwanda xếp thứ
9/141 (đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 61.5/100), tăng
04 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
13/140, đạt 4.6/7 tương ứng với số điểm 59.9/100).
(v) Ả Rập Saudi: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Ả rập Saudi xếp thứ
10/141 (đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 61.3/100), tăng
10 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ
20/140, đạt 4.3/7 tương ứng với số điểm 55.8/100).
3.3. Năm 2019, thứ hạng của 10 quốc gia thấp nhất về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trên 141 quốc gia đã có sự thay đổi so với năm 2018:
Thứ nhất, năm 2019, có 03 quốc gia đã tăng thứ hạng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật, không còn nằm trong danh sách 10 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất so với năm 2018:
(i) Hi Lạp: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật xếp thứ
127/141 (đạt 2.6/7 tương ứng với số điểm 26.2/100 ), tăng
04 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
131/140, 2.3/7, tương ứng với số điểm 22,4/100).
(ii) Ecuador: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Ecuador xếp thứ
130/141 (đạt 2.5/7 tương ứng với số điểm 24.7/100), tăng
02 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
132/140, đạt 2.3/7, tương ứng với số điểm 21.8/100).
(iii) El Salvador: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của El Salvador xếp thứ
131/141 (đạt 2.5/7 tương ứng với số điểm 24.6/100) tăng
02 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
133/140, đạt 2.3/7, tương ứng với số điểm 21.0/100).
Thứ hai, năm 2019 có 04 quốc gia vẫn thuộc danh sách 10 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất so với năm 2018 nhưng có thay đổi về vị trí xếp thứ hạng:
(i) Zimbabwe: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Zimbabwe xếp thứ
132/141 (đạt 2.4/7 tương ứng với số điểm 24.1/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ
134/140 (đạt 2.2/7, tương ứng với số điểm 20.2/100).
(ii) Bolivia: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bolivia xếp thứ
136/141 (đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18.5/100). Trong khi đó, năm 2018 xếp thứ
137/140 (đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18.3/100).
(iii) Bosnia và Herzegovina: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bosnia và Herzegovina xếp thứ
137/141 (đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18.4/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ
135/140 (đạt 2.2/7, tương ứng với số điểm 19.7/100).
(iv) Italia: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Italia xếp thứ
138/141 (đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 17.6/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ
136/140 (đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18.7/100).
Thứ ba, năm 2019 có 03 quốc gia vẫn thuộc danh sách 10 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất, đồng thời không thay đổi về vị trí xếp thứ hạng so với năm 2018:
(i) Croatia: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Croatia xếp thứ
139/141 (đạt 1.9/7, tương ứng với số điểm 15.8/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ
138/140 (đạt 1.9/7, tương ứng với số điểm 14.2/100).
(ii) Venezuela: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Venezuela xếp thứ
140/141 (đạt 1.8/7, tương ứng với số điểm 12.8/100). Trong khi đó, năm 2018, xếp thứ
139/140 (đạt 1.7/7, tương ứng với số điểm 11.5/100).
(iii) Brazil: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Brazil xếp vị trí thấp nhất -
141/141 quốc gia (đạt 1.7/7, tương ứng với số điểm 11.4/100), giữ nguyên vị trí xếp thứ hạng so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
140/140, đạt 1.6/7, tương ứng với số điểm 9.9/100).
Thứ tư, năm 2019 có 03 quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật giảm so với năm 2018 và thuộc danh sách các nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất trên 141 quốc gia và vùng lãnh thổ:
(i) Cộng hòa hồi giáo Iran: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Cộng hòa hồi giáo Iran xếp thứ
133/141 (đạt 2.4/7 tương ứng với số điểm 24.0/100), giảm
36 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
97/140, đạt 3.1/7 tương ứng với số điểm 34.3/100).
(ii) Haiti: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Haiti xếp thứ
134/141 (đạt 2.4/7 tương ứng với số điểm 23.2/100), giảm
09 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
125/140, đạt 2.5/7 tương ứng với số điểm 25.8/100).
(iii) Cộng hòa Slovak: Năm 2019, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Cộng hòa Slovak xếp thứ
135/141 (đạt 2.4/7 tương ứng với số điểm 23.1/100), giảm
06 bậc so với năm 2018 (năm 2018, xếp thứ
129/140, đạt 2.5/7 tương ứng với số điểm 24.2/100).
4. Kết luận
Qua tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia theo đánh giá của WEF năm 2019, tác giả thấy rằng, số lượng các quốc gia mà WEF tiến hành khảo sát, đánh giá không phải là cố định mà cũng có sự điều chỉnh, thay đổi hàng năm. Theo đó, năm 2019, số lượng các quốc gia được WEF đánh giá tăng lên 01 so với năm 2018 (Năm 2019 là 141, trong khi đó, năm 2018 là 140). Đồng thời, WEF đã có sự điều chỉnh về một số quốc gia: thay đổi tên gọi, bỏ và thêm một số các quốc gia khác, cụ thể: Năm 2018, WEF đã tiến hành khảo sát, đánh giá các quốc gia: (i) Liberia; (ii) Macedonia, FYR và (iii) Sierra Leone. Đến năm 2019, WEF đã đưa hai quốc gia là Liberia và Sierra Leone ra khỏi danh sách đánh giá năm 2019, chỉnh sửa quốc gia “Mecedonia, FYD” thành “North Macedonia”. Đồng thời, bổ sung thêm 03 quốc gia vào danh sách đánh giá của WEF năm 2019: (i) Barbados; (ii) Gabon và (iii) Madagascar.
Bên cạnh đó, điểm số và thứ hạng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia năm 2019 so với năm 2018 cũng có những sự thay đổi nhất định. Về tổng quan chung, năm 2019 chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật có kết quả đánh giá tích cực hơn vì nhìn một cách tổng thể, năm 2019 so với năm 2018 số lượng các quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt số điểm 3.5/7 đã được tăng lên so với năm 2018
[2] (Năm 2018 chỉ có
66/140, chiếm
47%. Trong khi đó, năm 2019, có tới
72/141, chiếm
51%). Tương ứng với đó là số lượng các quốc gia có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt số điểm dưới 3.5/7 có chiều hướng giảm (năm 2018 có tới
74/140, chiếm
53%. Trong khi đó, năm 2019 chỉ còn có
69/141, chiếm
49%).
Trên cơ sở kết quả điểm số và xếp thứ hạng của từng quốc gia năm 2019 (có sự so sánh với năm 2018), đòi hỏi các quốc gia phải không ngừng nỗ lực, tiếp tục đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì và cải thiện chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của quốc gia mình./.