Đổi mới thực hiện XD Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dânChiều 26/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới trong nhiệm kỳ của mình, đó là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong 8 tháng đầu năm 2016 đã thể hiện luồng gió mới trong chỉ đạo, điều hành với việc thực hiện nhất quán chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ. Đặc biệt, ngày 01/9/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. So sánh với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới quan trọng, là nền tảng, cơ sở pháp lý cho mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân. Cụ thể như sau:
Xác định rõ hơn vị trí, chức năng của Bộ và bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Điều 2 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã xác định rõ hơn vị trí, chức năng của Bộ. Cụ thể, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã chỉ rõ một Bộ có thể “quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực”, khác Nghị định số 36/2012/NĐ-CP chỉ quy định chung là “thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực”.
Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung 01 Điều mới quy định 04 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ (Điều 5), gồm: 1 Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ; 2 Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; 3 Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; 4 Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP tiếp tục quy định về chế độ làm việc của Bộ trưởng, cụ thể là: “Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ” (khoản 2 Điều 3). Đây là điểm quan trọng thể hiện việc đề cao trách nhiệm, quyền hạn cá nhân của Bộ trưởng, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ, ngành. Điều này đã được bổ sung, thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 24 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ, đó là: “Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ” và khoản 1 Điều 27 về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là: “Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
Tiếp đó, tại quy định về Vụ thuộc Bộ, chế độ hoạt động của Vụ đã được thay đổi từ chế độ chuyên viên (khoản 3 Điều 16 Nghị định 36/2012/NĐ-CP) sang chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên (khoản 4 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP). Đồng thời, đối với việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ thì khoản 2 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã quy định giao Vụ trưởng được quyền ký mà không cần phải có ủy quyền của Bộ trưởng như quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP.
Thêm nữa, nhằm cụ thể hóa nguyên tắcphân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng”, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã tách 02 điều riêng quy định về Bộ trưởng - Điều 3 và về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - Điều 4; đồng thời, quy định mới việc “Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt”. Mặt khác, khi Bộ trưởng vắng mặt, theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây “Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng”, tuy nhiên, trong trường hợp này tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, theo đó, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc chỉ được giải quyết công việc của Bộ.
Mở rộng quyền hạn của Bộ trong thực hiện quản lý nhà nước
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới so với Nghị định 36/2012/NĐ-CP theo hướng mở rộng quyền hạn của Bộ trong thực hiện quản lý nhà nước, cụ thể:
(i) Trong thực hiện cải cách hành chính, Bộ được bổ sung thêm việc “Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ” (khoản 2 Điều 9).
(ii) Trong quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ được bổ sung thêm quyền hạn: “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý” và “Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý” (khoản 3, khoản 4 Điều 10).
(iii) Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ được bổ sung quyền hạn: “Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý”, “Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý” và “Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức trong tổng số viên chức được giao của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; quyết định giao biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ” (khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 13).
(iv) Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, Bộ được bổ sung quyền: cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ mà không phải là “để Bộ Nội vụ ban hành” như Nghị định số 36/2012/NĐ-CP; quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 14).
Bổ sung mới nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng
Trong mối quan hệ của Bộ trưởng đối với Bộ, Bộ trưởng với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng với chính quyền địa phương, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ, quyền hạn” thay vì thuật ngữ “trách nhiệm” như Nghị định số 36/2012/NĐ-CP. Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Bộ trưởng so với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, như: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công; Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý… (khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13 Điều 24; khoản 1, 2 Điều 25; khoản 2, 3, 4 Điều 26).
Về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP bên cạnh việc bổ sung mới việc đề cao trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như đã nói ở phần trên thì còn bổ sung trách nhiệm “thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ” (khoản 1 Điều 27).
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cũng đã bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nhân dân, cụ thể là: “Báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội” và “Báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 1, khoản 4 Điều 28).
So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: (i) Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình; (ii) Lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (iii) Nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cũng có nhiều những điểm mới khác như: bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào cơ cấu tổ chức của Bộ (điểm e khoản 1 Điều 17); quy địnhKhông tổ chức phòng trong vụ. Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ” (khoản 3 Điều 18); số lượng phòng trong Văn phòng thuộc Bộ và Thanh tra thuộc Bộ cùng với cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ (khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 20 và khoản 4 Điều 21)…
Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang khẩn trương rà soát và xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới. Như vậy, với việc đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP như trên, nhất là việc quy định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ cũng như Bộ trưởng, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm thay đổi căn bản phương thức quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nguyên tắc Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, tuân thủ, thượng tôn pháp luật; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, từ đó, hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân./.
Đổi mới thực hiện XD Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân
29/09/2016
Chiều 26/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới trong nhiệm kỳ của mình, đó là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong 8 tháng đầu năm 2016 đã thể hiện luồng gió mới trong chỉ đạo, điều hành với việc thực hiện nhất quán chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ. Đặc biệt, ngày 01/9/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. So sánh với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới quan trọng, là nền tảng, cơ sở pháp lý cho mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân. Cụ thể như sau:
Xác định rõ hơn vị trí, chức năng của Bộ và bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Điều 2 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã xác định rõ hơn vị trí, chức năng của Bộ. Cụ thể, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã chỉ rõ một Bộ có thể “quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực”, khác Nghị định số 36/2012/NĐ-CP chỉ quy định chung là “thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực”.
Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung 01 Điều mới quy định 04 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ (Điều 5), gồm: (1) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ; (2) Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; (3) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; (4) Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP tiếp tục quy định về chế độ làm việc của Bộ trưởng, cụ thể là: “Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ” (khoản 2 Điều 3). Đây là điểm quan trọng thể hiện việc đề cao trách nhiệm, quyền hạn cá nhân của Bộ trưởng, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ, ngành. Điều này đã được bổ sung, thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 24 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ, đó là: “Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ” và khoản 1 Điều 27 về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là: “Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
Tiếp đó, tại quy định về Vụ thuộc Bộ, chế độ hoạt động của Vụ đã được thay đổi từ chế độ chuyên viên (khoản 3 Điều 16 Nghị định 36/2012/NĐ-CP) sang chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên (khoản 4 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP). Đồng thời, đối với việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ thì khoản 2 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã quy định giao Vụ trưởng được quyền ký mà không cần phải có ủy quyền của Bộ trưởng như quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP.
Thêm nữa, nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng”, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã tách 02 điều riêng quy định về Bộ trưởng - Điều 3 và về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - Điều 4; đồng thời, quy định mới việc “Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt”. Mặt khác, khi Bộ trưởng vắng mặt, theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây “Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng”, tuy nhiên, trong trường hợp này tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, theo đó, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc chỉ được giải quyết công việc của Bộ.
Mở rộng quyền hạn của Bộ trong thực hiện quản lý nhà nước
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới so với Nghị định 36/2012/NĐ-CP theo hướng mở rộng quyền hạn của Bộ trong thực hiện quản lý nhà nước, cụ thể:
(i) Trong thực hiện cải cách hành chính, Bộ được bổ sung thêm việc “Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ” (khoản 2 Điều 9).
(ii) Trong quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ được bổ sung thêm quyền hạn: “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý” và “Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý” (khoản 3, khoản 4 Điều 10).
(iii) Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ được bổ sung quyền hạn: “Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý”, “Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý” và “Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức trong tổng số viên chức được giao của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; quyết định giao biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ” (khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 13).
(iv) Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, Bộ được bổ sung quyền: cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ mà không phải là “để Bộ Nội vụ ban hành” như Nghị định số 36/2012/NĐ-CP; quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 14).
Bổ sung mới nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng
Trong mối quan hệ của Bộ trưởng đối với Bộ, Bộ trưởng với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng với chính quyền địa phương, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ, quyền hạn” thay vì thuật ngữ “trách nhiệm” như Nghị định số 36/2012/NĐ-CP. Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Bộ trưởng so với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, như: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công; Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý… (khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13 Điều 24; khoản 1, 2 Điều 25; khoản 2, 3, 4 Điều 26).
Về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP bên cạnh việc bổ sung mới việc đề cao trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như đã nói ở phần trên thì còn bổ sung trách nhiệm “thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ” (khoản 1 Điều 27).
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cũng đã bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nhân dân, cụ thể là: “Báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội” và “Báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 1, khoản 4 Điều 28).
So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: (i) Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình; (ii) Lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (iii) Nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cũng có nhiều những điểm mới khác như: bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào cơ cấu tổ chức của Bộ (điểm e khoản 1 Điều 17); quy định “Không tổ chức phòng trong vụ. Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ” (khoản 3 Điều 18); số lượng phòng trong Văn phòng thuộc Bộ và Thanh tra thuộc Bộ cùng với cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ (khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 20 và khoản 4 Điều 21)…
Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang khẩn trương rà soát và xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới. Như vậy, với việc đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP như trên, nhất là việc quy định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ cũng như Bộ trưởng, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm thay đổi căn bản phương thức quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nguyên tắc Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, tuân thủ, thượng tôn pháp luật; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, từ đó, hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân./.