Đi tìm định nghĩa khái niệm “công lý” tại Việt NamCông lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân loại để thực hiện lý tưởng công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lõi trong việc tổ chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác. Có thể nói, thống nhất nhận thức về công lý là tiền đề quan trọng đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất trong tư tưởng và hành động của toàn xã hội. Thống nhất nhận thức về công lý thông qua việc đưa ra một định nghĩa công lý đầy đủ, chính thức, với những đặc trưng cơ bản phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, được toàn xã hội thừa nhận sẽ là nền tảng vững chắc cho việc thực thi nghiêm túc, phát huy kịp thời, đầy đủ những giá trị đích thực, tích cực của công lý trong thực tiễn cuộc sống, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, trật tự, văn minh.
Ở nước ta, việc thống nhất nhận thức về công lý thông qua một văn bản chính thức của cơ quan Đảng hay Nhà nước cho đến nay còn chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, trong khi các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý thế giới về học thuyết, tư tưởng, lý luận về công lý là rất phong phú, toàn diện và có chiều sâu, thì ở trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý toàn diện về nội dung này là chưa có, hoặc chỉ xuất hiện với một số khía cạnh, liều lượng mức độ (như Trương Hòa Bình: Độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, số 864 (10-2014), tr.15-21; Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên): Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, TS. Nguyễn Văn Hiển (Chủ biên) (2014), Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia), hoặc còn ở giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện, mức độ tin cậy rất khác nhau (như Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP): Chỉ số công lý- Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012, Hà Nội- 7/2013, Viện Khoa học pháp lý: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý - Lý luận và thực tiễn”
Có thể nói, đến nay, các quan niệm về công lý chủ yếu xuất hiện trong nhóm tài liệu ngôn ngữ từ điển, với quan niệm chung nhất của xã hội với lương tri, đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, sự đúng đắn, hợp lý hợp tình, thấu đáo, thỏa đáng, trong đó cần phải kể đến một số định nghĩa tiêu biểu tại các tài liệu đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam như:
- Công lý: “Cái lẽ phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” [1];
- Công lý: “Sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” [2];
- Công lý: Lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy [2].
- Công lý: “Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Bản án của Tòa án quân sự Nuremberg năm 1946 đã khẳng định chiến thắng của công lý đối với tàn bạo, của chính nghĩa với phi nghĩa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1941-1945)” [3];
- Công lý: “Sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải. Ban hành công lý là việc Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng” [4].
- Công lý: “Yêu cầu bất biến và mãi mãi trong các vấn đề pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý rằng mỗi cá nhân hoặc tổ chức phải được hưởng những gì mà họ xứng đáng” [5].
- Công lý: “Sự công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cách phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” [6].
Ngoài ra, về góc độ ngôn ngữ, còn phải kể đến định nghĩa khái niệm của GS. Nguyễn Lân trong cuốn Từ và Ngữ Tiếng Việt (Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, năm 2006) “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” hay định nghĩa của Nguyễn Như Ý (Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, năm 1999) “Công: không thiên vị, lý: lý lẽ. Công lý là lẽ công bằng mọi người đều công nhận. Có thể nói, những định nghĩa nêu trên đã phần nào chỉ ra được bản chất và đối tượng nghiên cứu của khái niệm công lý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ chứ chưa thực sự bám sát được đầy đủ, toàn diện những quy luật, dấu hiệu đặc trưng của công lý.
Trong nền khoa học pháp lý thế giới, John Finnis đã từng đưa ra ba thành tố của công lý mà có thể áp dụng với bất kỳ khái niệm công lý nào: (1) Hướng tới người khác (Other-directedness), công lý hướng tới mối quan hệ giữa con người, (2) Nghĩa vụ và quyền (Duty and right), công lý liên quan đến những gì thuộc về người khác và những gì người khác có quyền xứng đáng được hưởng, (3) Sự bình đẳng (Equality), công lý là sự bình đẳng giữa người với người, tuy nhiên có nhiều cơ chế bình đẳng như: sự tương ứng tỷ lệ (như giữa tỷ lệ đóng góp và quyền tương xứng tỷ lệ đó), sự cân bằng, sự thăng bằng…. [7].
Tuy nhiên, để có thể khái quát một cách toàn diện hơn những dấu hiệu cơ bản, phổ quát và đặc trưng chung của công lý trong nền khoa học pháp lý, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, công lý là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử và tính giai cấp sâu sắc. Công lý chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế - xã hội của loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định với những đặc trưng về quyền tư hữu, sự phân hóa, bất bình đẳng và xung đột xã hội. Mỗi chế độ chính trị, giai cấp thống trị sẽ quy định nội hàm cụ thể của công lý trong xã hội đó.
Thứ hai, công lý là phẩm hạnh thiết yếu của một xã hội văn minh, tiến bộ, trật tự và ổn định, chấm dứt giai đoạn các thành viên xã hội tự ý sử dụng bạo lực để báo thù. Từ khía cạnh luân lý, đạo đức, công lý là phẩm hạnh tự hoàn thiện mình trong mối quan hệ hướng tới người khác, giúp mỗi cá nhân tăng ý thức, tâm thức thận trọng, giảm tâm thức liều lĩnh, tự tiết chế, kiểm soát những hành vi làm phương hại đến các thành viên khác trong xã hội. Từ khía cạnh pháp lý, công lý là nghĩa vụ, bổn phận của một cá nhân đối với người khác khi quyền bị xâm phạm.
Thứ ba, công lý là một phẩm hạnh xã hội mang tính chính trị sâu sắc, nó khẳng định tính hợp pháp, chính đáng, chính nghĩa, chính thống cho sự ra đời và tồn tại của mỗi chính quyền, là giá trị dân chủ quan trọng để nhân dân đấu tranh bảo vệ các quyền tự do và là cơ chế giúp tạo đồng thuận xã hội, sự bình ổn, ổn định, gắn kết, nhân ái, hài hòa, đồng thuận trong mỗi cộng đồng xã hội. Do đó, mọi cộng đồng xã hội đều có nghĩa vụ bảo vệ công lý.
Thứ tư, xét về bản chất, công lý là “đại lượng công bằng” để dàn xếp những mâu thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên xã hội. Ở khía cạnh phổ quát, đại lượng này có thể được quan niệm là công bằng trong phân phối “cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng”, hay đó là nghĩa vụ “hoàn lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng”.
Thứ năm, trên cơ sở các nguyên tắc thực hiện công lý, công lý có thể phân loại thành công lý phân phối hay công lý cải tạo, công lý thủ tục hay công lý nội dung. Công lý có thể vận hành và được bảo đảm thực hiện với nhiều cơ chế khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng xã hội như “tư nhân phục cừu”, “thục kim tự ý”, “thục kim bắt buộc, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm hình sự”.
Tại Việt Nam, sau 30 năm đất nước đổi mới, công cuộc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đã ngày càng đi vào chiều sâu với những kết quả quan trọng. Cùng với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về không ngừng phát huy các quyền dân chủ, đề cao phẩm giá con người, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị, Hiến pháp năm năm 2013 cùng nhiều bộ luật, luật quan trọng, rường cột của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được ban hành như Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đều nhất quán khẳng định trở lại những giá trị công lý với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam đã đúc rút, kế thừa những kinh nghiệm, bài học từ công tác quản lý đất nước suốt hơn 70 năm qua, đồng thời nghiên cứu, chắt lọc, lựa chọn tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Công lý là một giá trị tiêu biểu được Đảng và Nhà nước lựa chọn, kế thừa từ những thành công của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thân dân, gần dân. Ngược lại, công lý đã trở thành một giá trị đặc trưng, một tiêu chí đánh giá mức độ thành công của công cuộc hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, việc công lý được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ, là sự tuyên bố công lý là giá trị căn bản được cộng đồng Việt Nam chia sẻ, làm nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước hoặc định hướng cho những tranh luận, thương thảo, thỏa thuận trong một cộng đồng xã hội, tránh không để xảy ra xung đột giữa các nhóm lợi ích, các cá nhân.
Thứ ba, tại các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, công lý xuất hiện trong bối cảnh hoạt động tư pháp xét xử. Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 và Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định bảo vệ công lý là nhiệm vụ hàng đầu, cơ bản và xuyên suốt của các tòa án nhân dân, cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 1 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Điều 3 Luật luật sư năm 2006…đều khẳng định hoạt động bảo vệ công lý thông qua hoạt động tố tụng, xét xử tại các Tòa án.
Từ những đặc trưng có tính phổ quát và đặc thù được khái quát nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa khái niệm công lý tại Việt Nam, cụ thể như sau:
“Công lý là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và lịch sử, là phẩm hạnh xã hội mang tính chính trị sâu sắc, là giá trị giúp mỗi thành viên xã hội không làm phương hại đến người khác và là căn cứ để tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, vi phạm trên cơ sở đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, qua đó, tạo dựng sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội”.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục THADS
Tài liệu tham khảo:
[1] Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.208.
[2] Từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, tr.210.
[3] Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, tr.217.
[4] Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt, Nxb Từ điển bách khoa, tr.494.
[5] Peter Butt (2004), Concise Australian Legal Dictionary (Từ điển pháp lý rút gọn Australia), Nxb LexisNexis Butterworths, tr.245.
[6] Henry Campbell Black M.A. St.Paul, Minn (1983), Black’s Law DictionaryR, (Từ điển Luật Black), Nxb West Publishing Co., tr.447.
[7] Roger D.Masters Margaret Gruter (editors) (1992), The sense of Justice (Cảm nhận về công lý), Sage Publications, tr.131
Đi tìm định nghĩa khái niệm “công lý” tại Việt Nam
23/05/2016
Công lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân loại để thực hiện lý tưởng công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lõi trong việc tổ chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác. Có thể nói, thống nhất nhận thức về công lý là tiền đề quan trọng đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất trong tư tưởng và hành động của toàn xã hội. Thống nhất nhận thức về công lý thông qua việc đưa ra một định nghĩa công lý đầy đủ, chính thức, với những đặc trưng cơ bản phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, được toàn xã hội thừa nhận sẽ là nền tảng vững chắc cho việc thực thi nghiêm túc, phát huy kịp thời, đầy đủ những giá trị đích thực, tích cực của công lý trong thực tiễn cuộc sống, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, trật tự, văn minh.
Ở nước ta, việc thống nhất nhận thức về công lý thông qua một văn bản chính thức của cơ quan Đảng hay Nhà nước cho đến nay còn chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, trong khi các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý thế giới về học thuyết, tư tưởng, lý luận về công lý là rất phong phú, toàn diện và có chiều sâu, thì ở trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý toàn diện về nội dung này là chưa có, hoặc chỉ xuất hiện với một số khía cạnh, liều lượng mức độ (như Trương Hòa Bình: Độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, số 864 (10-2014), tr.15-21; Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên): Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, TS. Nguyễn Văn Hiển (Chủ biên) (2014), Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia), hoặc còn ở giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện, mức độ tin cậy rất khác nhau (như Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP): Chỉ số công lý- Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012, Hà Nội- 7/2013, Viện Khoa học pháp lý: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý - Lý luận và thực tiễn”).
Có thể nói, đến nay, các quan niệm về công lý chủ yếu xuất hiện trong nhóm tài liệu ngôn ngữ từ điển, với quan niệm chung nhất của xã hội với lương tri, đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, sự đúng đắn, hợp lý hợp tình, thấu đáo, thỏa đáng, trong đó cần phải kể đến một số định nghĩa tiêu biểu tại các tài liệu đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam như:
- Công lý: “Cái lẽ phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” [1];
- Công lý: “Sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” [2];
- Công lý: Lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy [2].
- Công lý: “Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Bản án của Tòa án quân sự Nuremberg năm 1946 đã khẳng định chiến thắng của công lý đối với tàn bạo, của chính nghĩa với phi nghĩa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1941-1945)” [3];
- Công lý: “Sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải. Ban hành công lý là việc Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng” [4].
- Công lý: “Yêu cầu bất biến và mãi mãi trong các vấn đề pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý rằng mỗi cá nhân hoặc tổ chức phải được hưởng những gì mà họ xứng đáng” [5].
- Công lý: “Sự công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cách phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” [6].
Ngoài ra, về góc độ ngôn ngữ, còn phải kể đến định nghĩa khái niệm của GS. Nguyễn Lân trong cuốn Từ và Ngữ Tiếng Việt (Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, năm 2006) “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” hay định nghĩa của Nguyễn Như Ý (Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, năm 1999) “Công: không thiên vị, lý: lý lẽ. Công lý là lẽ công bằng mọi người đều công nhận. Có thể nói, những định nghĩa nêu trên đã phần nào chỉ ra được bản chất và đối tượng nghiên cứu của khái niệm công lý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ chứ chưa thực sự bám sát được đầy đủ, toàn diện những quy luật, dấu hiệu đặc trưng của công lý.
Trong nền khoa học pháp lý thế giới, John Finnis đã từng đưa ra ba thành tố của công lý mà có thể áp dụng với bất kỳ khái niệm công lý nào: (1) Hướng tới người khác (Other-directedness), công lý hướng tới mối quan hệ giữa con người, (2) Nghĩa vụ và quyền (Duty and right), công lý liên quan đến những gì thuộc về người khác và những gì người khác có quyền xứng đáng được hưởng, (3) Sự bình đẳng (Equality), công lý là sự bình đẳng giữa người với người, tuy nhiên có nhiều cơ chế bình đẳng như: sự tương ứng tỷ lệ (như giữa tỷ lệ đóng góp và quyền tương xứng tỷ lệ đó), sự cân bằng, sự thăng bằng…. [7].
Tuy nhiên, để có thể khái quát một cách toàn diện hơn những dấu hiệu cơ bản, phổ quát và đặc trưng chung của công lý trong nền khoa học pháp lý, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, công lý là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử và tính giai cấp sâu sắc. Công lý chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế - xã hội của loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định với những đặc trưng về quyền tư hữu, sự phân hóa, bất bình đẳng và xung đột xã hội. Mỗi chế độ chính trị, giai cấp thống trị sẽ quy định nội hàm cụ thể của công lý trong xã hội đó.
Thứ hai, công lý là phẩm hạnh thiết yếu của một xã hội văn minh, tiến bộ, trật tự và ổn định, chấm dứt giai đoạn các thành viên xã hội tự ý sử dụng bạo lực để báo thù. Từ khía cạnh luân lý, đạo đức, công lý là phẩm hạnh tự hoàn thiện mình trong mối quan hệ hướng tới người khác, giúp mỗi cá nhân tăng ý thức, tâm thức thận trọng, giảm tâm thức liều lĩnh, tự tiết chế, kiểm soát những hành vi làm phương hại đến các thành viên khác trong xã hội. Từ khía cạnh pháp lý, công lý là nghĩa vụ, bổn phận của một cá nhân đối với người khác khi quyền bị xâm phạm.
Thứ ba, công lý là một phẩm hạnh xã hội mang tính chính trị sâu sắc, nó khẳng định tính hợp pháp, chính đáng, chính nghĩa, chính thống cho sự ra đời và tồn tại của mỗi chính quyền, là giá trị dân chủ quan trọng để nhân dân đấu tranh bảo vệ các quyền tự do và là cơ chế giúp tạo đồng thuận xã hội, sự bình ổn, ổn định, gắn kết, nhân ái, hài hòa, đồng thuận trong mỗi cộng đồng xã hội. Do đó, mọi cộng đồng xã hội đều có nghĩa vụ bảo vệ công lý.
Thứ tư, xét về bản chất, công lý là “đại lượng công bằng” để dàn xếp những mâu thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên xã hội. Ở khía cạnh phổ quát, đại lượng này có thể được quan niệm là công bằng trong phân phối “cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng”, hay đó là nghĩa vụ “hoàn lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng”.
Thứ năm, trên cơ sở các nguyên tắc thực hiện công lý, công lý có thể phân loại thành công lý phân phối hay công lý cải tạo, công lý thủ tục hay công lý nội dung. Công lý có thể vận hành và được bảo đảm thực hiện với nhiều cơ chế khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng xã hội như “tư nhân phục cừu”, “thục kim tự ý”, “thục kim bắt buộc, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm hình sự”.
Tại Việt Nam, sau 30 năm đất nước đổi mới, công cuộc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đã ngày càng đi vào chiều sâu với những kết quả quan trọng. Cùng với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về không ngừng phát huy các quyền dân chủ, đề cao phẩm giá con người, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị, Hiến pháp năm năm 2013 cùng nhiều bộ luật, luật quan trọng, rường cột của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được ban hành như Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đều nhất quán khẳng định trở lại những giá trị công lý với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam đã đúc rút, kế thừa những kinh nghiệm, bài học từ công tác quản lý đất nước suốt hơn 70 năm qua, đồng thời nghiên cứu, chắt lọc, lựa chọn tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Công lý là một giá trị tiêu biểu được Đảng và Nhà nước lựa chọn, kế thừa từ những thành công của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thân dân, gần dân. Ngược lại, công lý đã trở thành một giá trị đặc trưng, một tiêu chí đánh giá mức độ thành công của công cuộc hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, việc công lý được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ, là sự tuyên bố công lý là giá trị căn bản được cộng đồng Việt Nam chia sẻ, làm nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước hoặc định hướng cho những tranh luận, thương thảo, thỏa thuận trong một cộng đồng xã hội, tránh không để xảy ra xung đột giữa các nhóm lợi ích, các cá nhân.
Thứ ba, tại các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, công lý xuất hiện trong bối cảnh hoạt động tư pháp xét xử. Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 và Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định bảo vệ công lý là nhiệm vụ hàng đầu, cơ bản và xuyên suốt của các tòa án nhân dân, cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 1 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Điều 3 Luật luật sư năm 2006…đều khẳng định hoạt động bảo vệ công lý thông qua hoạt động tố tụng, xét xử tại các Tòa án.
Từ những đặc trưng có tính phổ quát và đặc thù được khái quát nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa khái niệm công lý tại Việt Nam, cụ thể như sau:
“Công lý là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và lịch sử, là phẩm hạnh xã hội mang tính chính trị sâu sắc, là giá trị giúp mỗi thành viên xã hội không làm phương hại đến người khác và là căn cứ để tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, vi phạm trên cơ sở đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, qua đó, tạo dựng sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội”.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục THADS
Tài liệu tham khảo:
[1] Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.208.
[2] Từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, tr.210.
[3] Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, tr.217.
[4] Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt, Nxb Từ điển bách khoa, tr.494.
[5] Peter Butt (2004), Concise Australian Legal Dictionary (Từ điển pháp lý rút gọn Australia), Nxb LexisNexis Butterworths, tr.245.
[6] Henry Campbell Black M.A. St.Paul, Minn (1983), Black’s Law DictionaryR, (Từ điển Luật Black), Nxb West Publishing Co., tr.447.
[7] Roger D.Masters Margaret Gruter (editors) (1992), The sense of Justice (Cảm nhận về công lý), Sage Publications, tr.131