Sự phát triển, đặc biệt là sự mở rộng những công việc mà thừa phát lại được làm hiện nay có thể được xem là một trong những kinh nghiệm quý báu cho quá trình hoàn thiện chế định thừa phát lại ở Việt Nam trong thời gian tới. Phần viết dưới đây hy vọng sẽ giúp cho đọc giả hiểu thêm về thừa phát lại ở Bỉ, qua đó suy ngẫm và đúc rút những kinh nghiệm cho riêng mình.
1. Về Thừa phát lại và tổ chức thừa phát lại ở Bỉ
Tại Bỉ, trong phạm vi thi hành các bản án được quyết định bởi các tòa án Bỉ, Thừa phát lại đóng góp một vai trò quyết định. Đối với lĩnh vực dân sự và thương mại, nó giữ một vị trí độc quyền trong việc tống đạt và thi hành các bản án. Vì vậy, có thể xem thừa phát lại như "hiện thân" của sự thi hành.
Thừa phát lại là một nhân viên văn phòng và là công chức thực hiện chức năng của mình với địa vị của một "nghề tự do". Đó là nghề nghiệp tự do duy nhất của những người có quyền mà mang lại hành động trong tất cả sự độc lập và vô tư, phục tùng, theo một đạo luật về quy chế hành nghề. Vì vậy, nó cũng sẽ áp dụng với các thừa phát lại, người phục tùng theo một chế độ kỷ luật đặc biệt.
Thực tế, thừa phát lại ở Vương quốc Bỉ có một trong hai đặc tính nghề nghiệp: viên chức và độc lập. Hoạt động độc lập có quyền thực hiện nghề nghiệp tự do của thừa phát lại. Hơn nữa, chức năng của họ mang một tính chất công. Thực chất, nhà lập pháp đã chọn cho họ một vài thẩm quyền độc quyền, như tống đạt các văn bản. Họ có thể từ chối sự can thiệp vào công việc của Bộ trưởng hoặc của viên chức Tòa án qua việc mua chuộc họ.
Thừa phát lại thực hiện một vai trò đặc biệt và hoạt động giữa quyền hành pháp và tư pháp. Trong vai trò của một nghề tự do, họ hoạt động theo cách độc lập và vô tư. Mặt khác, họ dùng kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để phục vụ tất cả mọi người.
Theo quy định của Luật tư pháp Bỉ, các trích dẫn của bản án và các quyết định của tòa án… thừa phát lại có thể được cân nhắc giống như đại diện của quyền tư pháp. Ở khía cạnh khác, họ cũng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các bản án/quyết định, điều này tạo ra một sự so sánh quan trọng đối với quyền hành pháp.
Thừa phát lại phải có những kinh nghiệm qua học tập và thực hành sâu (đạt được một bằng khoa học hoặc bằng luật, theo thực tập hai năm được thừa nhận bởi một kỳ kiểm tra phê duyệt).
2. Chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại ở Bỉ
Thừa phát lại có một thẩm quyền tương đối rộng tại Bỉ, người ta có cảm giác là "cái gì" cần thi hành liên quan đến các quyết định của Tòa án đều là việc của thừa phát lại/và thừa phát lại là "hiện thân" của sự thi hành. Ở đây có thể phân tích một số thẩm quyền chính của thừa phát lại như sau:
- Tống đạt các tờ tống đạt: Thừa phát lại là viên chức tư pháp duy nhất có thể tống đạt các tờ tống đạt trên lãnh thổ Bỉ. Thừa phát lại có thể đòi một người ra tòa. Có nghĩa là làm người này phải hiện diện trước thẩm phán. Thừa phát lại có thể mang tới cho một người biết một quyết định của một quan tòa cũng như một bản án hoặc một bản án (của Tòa án phúc thẩm hoặc Tòa tối cao). Họ đem một bản sao tới người nhận.
Để tống đạt, cần phải cung cấp bản sao của một văn bản bởi tờ tống đạt cho thừa phát lại. Một lệnh thi hành phải luôn được tống đạt trước lúc mà việc thi hành được thực hiện. Việc tống đạt bị chia ra theo các thủ tục khác nhau dựa vào lĩnh vực.
Chủ yếu, thừa phát lại thường tống đạt tới người được nhận một bản sao của văn bản. Việc tống đạt này có thể can thiệp vào tất cả nơi mà thừa phát lại tìm thấy người cần được tống đạt trong phạm vi nước Bỉ.
Nếu việc tống đạt không thể đến với người nhận, nó diễn ra tại nhà hoặc mặc định tại nhà, tới nơi cư trú của người nhận và đối với một người cùng cư trú, tới trụ sở chính của họ hoặc ở cơ quan hành chính.
Nếu thừa phát lại không gặp được người tại nhà hoặc trụ sở, họ sẽ tiến hành việc tống đạt cùng lúc để lại một bản sao tờ tống đạt dưới phong bì niêm phong tại nhà hoặc niêm yết tại trụ sở. Thừa phát lại chú thích trên bản gốc tờ tống đạt và trên bản sao tờ tống đạt ngày, giờ và nơi mà bản sao đã được niêm yết. Sau đó, thừa phát lại sẽ gửi một bức thư khuyến nghị việc tống đạt với một vài chú thích bắt buộc.
Để tống đạt ra nước ngoài, thừa phát lại sẽ gửi một bức thư khuyến nghị hoặc một bức thư đơn giản tới địa chỉ được biết ở nước ngoài. Trong trường hợp tống đạt ở Châu Âu, thừa phát lại Bỉ phải áp dụng luật châu Âu liên quan tới việc tống đạt và thông báo trong các nước thành viên đối với những văn bản tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
- Thi hành án: Theo quy định hiện hành, các bản án và văn bản có thể được thi hành nhanh chóng bởi thừa phát lại. Quyền thi hành của thừa phát lại đối với một lệnh thi hành có hiệu lực trong 10 năm.
Thừa phát lại có thể tiến hành việc thi hành các văn bản công chứng của quốc gia hoặc nước ngoài đã được tuyên thi hành, các quyết định/bản án nước ngoài đã được công nhận lãnh sự (của Tòa phúc thẩm hoặc tòa tối cao).
Để thi hành các bản án cần thi hành, thừa phát lại có thể sử dụng các biện pháp thi hành khác nhau:
+ Dựa vào lệnh thi hành, họ có thể tống đạt một bản án về đòi trả tiền, nó giống như lệnh thi hành đầu tiên. Sau đó, họ cũng có thể thi hành một kê biên tạm thời trên những tài sản động sản hoặc bất động sản.
+ Sau biện pháp kê biên tạm thời bởi thừa phát lại, những thứ mà đã được chú thích (tài sản động sản hoặc bất động sản) trong tờ thi hành kê biên, chúng phải được bảo tồn. Một biện pháp kê biên như đã nói có giá trị trong 3 năm. Thừa phát lại có thể lấy ra các tài sản đăng ký (chỉ trong trường hợp kê biên động sản - Trong phạm vi này, thừa phát lại có thể nhờ một "thợ khóa" hoặc cảnh sát để anh ta mượn “cánh tay-sức mạnh”, trước khi mà thừa phát lại có thể thực hiện công việc trở lại của họ) và bán tài sản để chia cho các chủ nợ khác nhau theo các quy định pháp luật.
+ Kê biên động sản do người thứ ba nắm giữ theo hình thức sai áp.
+ Thừa phát lại có thể buộc một người phải đưa hoặc trả vật cho con nợ phần mà không được bảo vệ bởi pháp luật. Cũng trong trường hợp này, phần thu được sẽ được chia giữa những chủ nợ khác nhau theo những quy tắc pháp luật.
- Lập vi bằng: Theo quy định của luật Tư pháp, thừa phát lại có thẩm quyền để thực hiện việc lập vi bằng, trong đó họ không đưa ra bất kỳ ý kiến nào về những hậu quả pháp lý hoặc thực tế có thể phát sinh từ những vi bằng này.
Cụ thể, thừa phát lại mô tả một tình huống tồn tại khách quan. Họ không can thiệp như chuyên gia và cũng không thể đưa ý kiến, đưa ra bản án. Vì vậy họ không bao giờ thực hiện bất kỳ hình thức điều tra nào.
Sự miêu tả mà thừa phát lại thực hiện có thể được sử dụng như chứng cứ trước tòa hoặc được xem như biên bản để bảo đảm, như chứng cứ khi các giải pháp hiện tại phải sử dụng cho hiệu quả mà tình hình hiện tại sẽ được thay đổi.
Ví dụ: Người dân có thể yêu cầu một thừa phát lại lập vi bằng về tình trạng nơi ở của một căn hộ. Hoặc có thể yêu cầu một thừa phát lại làm vi bằng về tiến độ của việc xây dựng. Họ có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng những thiệt hại do hậu quả của việc thực hiện các công trình hoặc các thảm họa thiên nhiên.
- Quản lý tạm thời: Theo quy định của luật Dân sự Bỉ, một người trưởng thành mà lý do tình trạng sức khỏe kém khiến họ không thể quản lý được tài sản của mình nữa và cần sự bảo vệ bằng sự quản lý tạm thời. Tòa án sẽ chỉ định một người sẽ quản lý tạm thời việc quản lý tài sản của người được bảo vệ theo yêu cầu của chính họ. Trong trường hợp này, thừa phát lại có thể được Tòa án lựa chọn để quản lý tài sản tạm thời này.
Đó không phải là một nghề nghiệp nhưng thực tế chỉ ra rằng, việc quản lý tạm thời bao gồm nhiều công việc và khó khăn trong việc chọn lựa một người quản lý chuyên nghiệp nhận được sự ưu tiên.
- Trung gian của những món nợ: Thừa phát lại cũng có thể được chỉ định là người trung gian của những món nợ.
Trong thủ tục đòi nợ tập thể, nếu một người phải thi hành án được Tòa ra lệnh đình chỉ thi hành đối với toàn bộ các chủ nợ, tất cả các chủ nợ sẽ được thừa phát lại triệu tập. Trung gian hòa giải nợ sẽ chuẩn bị một kế hoạch mà theo đó các món nợ có thể được thanh toán một phần, tất cả cho phép con nợ một khoản tiền để sống. Với cách này, nó cung cấp cho con nợ một cơ hội để vượt qua khối nợ nần. Trong một vài trường hợp, các món nợ của con nợ cũng có thể được xóa bỏ.
- Người quản lý tài sản tranh chấp: Theo Luật dân sự Bỉ, người quản lý tài sản tranh chấp liên quan tới việc bảo vệ trong tay của bên thứ ba, bởi một hoặc nhiều người, một tài sản, về những tranh chấp phát sinh. Những người này cam kết hoàn lại tài sản cho người sẽ nhận được quyết định trong bản án hoặc quyết định khi tranh chấp được giải quyết. Người quản lý tài sản tranh chấp có thể do thỏa thuận hoặc do tòa án chỉ định.
Trong trường hợp do tòa án chỉ định, thừa phát lại có thể được chỉ định là người quản lý tài sản tranh chấp.
- Xác minh khả năng thi hành án: Cho rằng Thừa phát lại có quyền truy cập thông tin và nhiều cơ sở dữ liệu với lý do các thẩm quyền khác nhau của mình, chủ nợ có thể liên hệ với họ để tiến hành xác minh khả năng thi hành án của con nợ.
Trong phạm vi này, thừa phát lại có thể xác minh việc anh ta sở hữu các tài sản mà chủ nợ có thể thu hồi được. Bằng cách này, chủ nợ có thể dùng một quyết định có trách nhiệm với chi phí thấp hơn thay vì tự mình đi tìm nguồn tài sản của người phải thi hành án.
Trên đây là những tổng hợp và phân tích liên quan đến tổ chức và hoạt động của thừa phát lại tại Vương quốc Bỉ, hy vọng đã mang lại cho đọc giả một vài thông tin hữu ích./.
Ths Vũ Hoài Nam – NXBTP Bộ Tư pháp
Tài liệu tham khảo:
1, Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay – Ths Vũ Hoài Nam – NXBTP – 2013.
2, Thừa phát lại ở Bỉ - Theo luatphamnghiem.com.vn
3, Luật Tư pháp Vương quốc Bỉ