Cấp số định danh ngay từ khi công dân đăng ký khai sinh

20/03/2013
Số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết. Số định danh cá nhân không thay đổi trong suốt cuộc đời công dân, không lặp lại ở người khác.

Không thay đổi, không trùng lặp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan đầu tiên có thẩm quyền thực hiện khẳng định và cấp giấy tờ đầu tiên xác định quyền và nghĩa vụ cho công dân khi sinh ra là UBND cấp xã thông qua thủ tục đăng ký khai sinh. Do đó, theo dự thảo Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư, kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, số định danh cá nhân sẽ được UBND cấp xã cấp cho mỗi công dân khi đăng ký khai sinh.

 Đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, số định danh cá nhân sẽ được Công an cấp huyện, cấp tỉnh cấp khi thực hiện thủ tục cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân hoặc đăng ký thường trú. Đối với công dân đã đăng ký hộ tịch trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, khi phát sinh các thủ tục hành chính về hộ tịch tại UBND cấp xã, UBND cấp xã thực hiện việc cập nhật số định danh cá nhân vào giấy tờ hộ tịch và Sổ bộ hộ tịch nếu công dân đã được cơ quan công an cấp số định danh cá nhân; nếu công dân chưa được cấp số định danh cá nhân, cán bộ hộ tịch phối hợp với cơ quan công an để phối hợp cấp số định danh cho công dân.

Số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân, số này không thay đổi trong suốt cuộc đời công dân. Số định danh cá nhân đã cấp cho công dân này thì không sử dụng để cấp cho công dân khác. Số định danh cá nhân là số gốc để truy nguyên chính xác về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và được sử dụng làm cơ sở để liên kết các thông tin cá nhân trong các cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực.

Dùng chung Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Ở nước ta hiện nay, hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều đã thực hiện hoặc hướng tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử nhằm phục vụ quản lý trong nội bộ ngành, như: Cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), Cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cơ sở dữ liệu về người nộp thuế (Bộ Tài chính), cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe cá nhân (Bộ Giao thông vận tải), cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở (Bộ Xây dựng), cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), cơ sở dữ liệu quốc gia về lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu quốc gia về quốc tịch (Bộ Tư pháp)... Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu tập trung tương đối đầy đủ các thông tin cơ bản nhất của công dân và số lượng đối tượng trong cở sở dữ liệu này là toàn bộ công dân.

Để bảo đảm tính kết nối, trao đổi thông tin giữa các ngành, các lĩnh vực và bảo đảm thống nhất quản lý, tập trung thông tin về công dân, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu về dân cư với mục tiêu chung là xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu chính đáng của công dân.

Dự tính, nếu khung pháp lý cho việc thực hiện cấp số định danh cá nhân sớm được hoàn thiện, đến năm 2020, toàn bộ công dân Việt Nam đều có số định danh cá nhân.

Lan Phương

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2012, ngày 24/8/2012, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Hộ tịch với một số quan điểm đổi mới, nhằm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân trong đăng ký hộ tịch, cải tiến mạnh mẽ hệ thống quản lý, lưu giữ cơ sở dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc theo hướng hiện đại, phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là: lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân Việt Nam; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ - Sổ bộ hộ tịch; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia; xây dựng chức danh Hộ tịch viên để chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch chuyên trách.

Để bảo đảm cơ sở cho việc trình dự án Luật Hộ tịch, đồng thời nhằm tạo đột phá trong quản lý dân cư, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng