Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột: Hướng tới mục tiêu đào tạo vững kiến thức - giỏi kỹ năngTừ việc nhận thấy sự cần thiết phải thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột vì những lý do rất quan trọng như: phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đầu tư, phát triển khu vực Tây Nguyên; đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực pháp luật tại chỗ cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ..., ngày 23/7/2009 Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 1808/QĐ-BTP. Tới đây, với sự ra đời của trường, tình trạng bất cập trong đào tạo trung cấp luật tại cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay sẽ được khắc phục.Chỉ tiêu tăng dần theo quy mô Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ khi thành lập, Bộ Tư pháp (là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý toàn diện và trực tiếp) và Ban lãnh đạo nhà trường đã lên kế hoạch đào tạo cũng như chương trình học tập rất kỹ càng. Cụ thể, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột sẽ thực hiện việc đào tạo cơ bản các bộ môn luật như Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân - Gia đình; Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Đất đai.... Bên cạnh đó, hướng tới mục tiêu đào tạo theo nhu cầu công việc, ở phần đào tạo nghiệp vụ, nhà trường sẽ tiến hành giảng dạy các môn rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác tư pháp cơ sở và quản lý hành chính. Trong khâu tuyển sinh, cùng với thí sinh trong phạm vi cả nước, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đặc biệt ưu tiên tuyển sinh cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung. Chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tăng dần theo quy mô đào tạo. Bước đầu, trong năm học 2009-2010 trường sẽ đào tạo 300 học sinh, năm học 2010-2011 tăng lên gấp đôi từ 600-650 học sinh và từ năm học 2012-2013 trở đi lượng học sinh tuyển vào sẽ là 750-1.200 người. Đối tượng tuyển sinh cũng rất đa dạng bao gồm: học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (chủ yếu đào tạo một số đối tượng là con em người dân tộc ở khu vực vùng sâu, vùng xa) với thời gian đào tạo 3 năm vừa học văn hóa, vừa học chuyên môn luật; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và đối tượng đã có bằng trung cấp chuyên ngành khác (đều có chung thời gian đào tạo chuyên môn luật 2 năm).Lấy người học làm trung tâmXác định việc nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy - học tập và phương pháp đào tạo là khâu rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo, qua đó góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của sản phẩm do nhà trường đào tạo ra, ngay từ bây giờ Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã đề cao việc đổi mới phương pháp đào tạo. Theo đó, giáo trình đào tạo cho các trường trung cấp luật nói chung và Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột nói riêng được Bộ Tư pháp nghiên cứu và sửa đổi theo hướng: điều chỉnh một cách hợp lý khối kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành nghề nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng, kinh nghiệm của từng chức danh đào tạo; xây dựng, biên tập hệ thống các môn học, tài liệu tham khảo tự chọn liên quan đến chức danh, vị trí công việc cần đào tạo nhằm giúp học viên vừa được trang bị kiến thức pháp luật chung, vừa có thể lựa chọn tích lũy được một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp; thiết kế chương trình, nội dung môn học có tính khoa học, đồng bộ và có tính đến yếu tố liên thông cũng như đặc thù, vị trí công việc, nguyên vọng của người học...Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột có kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thụ hưởng để có được một chương trình, kế hoạch đưa người học đến làm quen với công việc và rèn luyện kỹ năng thực tế, bên cạnh đó tăng cường việc đối thoại, trao đổi giữa người học với người làm công tác thực tiễn... để sao cho người học nghề gì thì phải hiểu biết, thực hành được nghề đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và trở thành “quân tinh nhuệ” ngay sau khi ra trường để sẵn sàng nhận nhiệm vụ, công tác. Sẵn sàng lắng nghe phản hồi từ cơ quan tuyển dụng để có được một chương trình đào tạo tốtNhân dịp ngày Hiến chương Nhà giáo 20-11, TS. Hoàng Ngọc Thỉnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã dành cho Báo Pháp luật Việt Nam những thông tin quan trọng về công tác đào tạo của nhà trường cũng như tình hình tuyển sinh năm học đầu tiên này - Thưa ông, ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào việc thành lập trường, Đề án thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột cũng đã rất chú trọng tới vấn đề đào tạo những tiêu chí lớn như: đào tạo theo nhu cầu công việc phù hợp với thị trường lao động; ứng dụng các phương pháp đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, kết hợp chặt chẽ với cơ quan thụ hưởng để nâng cao chất lượng đào tạo... Xin ông cho biết, ngay từ năm học đầu tiên này cũng như về lâu dài, nhà trường đã có kế hoạch cụ thể gì trong chương trình đào tạo của mình để thực hiện các tiêu chí trên?- TS Hoàng Ngọc Thỉnh: Từ những đòi hỏi khách quan đã nói tới ở trên, cũng như sự nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là cán bộ cơ sở nói riêng, để đáp ứng yêu cầu, chúng tôi xác định về mặt tổ chức, ngoài phần kiến thức chung theo quy định (450 tiết), nhà trường sẽ có hẳn hai khoa cơ bản và khoa kỹ năng nghiệp vụ để định hướng nghề nghiệp cho học viên. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy kỹ năng nghiệp vụ, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đang làm việc tại các Cục, Vụ, các Tòa, các phòng chuyên môn của cơ quan Tư pháp.... Đó sẽ là những người thầy “cầm tay chỉ việc” rất hiệu quả, sát thực trong suốt chặng đường của mỗi học viên từ học tập ở giảng đường cho tới giai đoạn thực tập, thực tế sau này. Thực hiện đồng bộ với giải pháp trên, lãnh đạo nhà trường cũng sẽ luôn lắng nghe phản hồi từ các cơ quan sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp để kịp thời có sự điều chỉnh, đổi mới chương trình đạo tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất quan tâm tới việc biên soạn giáo trình, tổ chức nghiên cứu khoa học cho giảng viên, tạo điều kiện cho thầy cô tham gia các hoạt động thực tiễn để sớm có được một đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ...- Được biết, tháng 12 tới, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột sẽ khai giảng khóa đầu tiên với quy mô đào tạo bước đầu là 300 học sinh. Ông có thể cho biết đôi nét về tình hình tuyển sinh đang diễn ra thông qua mặt bằng đầu vào cũng như nguyện vọng học của thí sinh. Qua đó, ông có nhận xét gì về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay?- TS Hoàng Ngọc Thỉnh: Có thể khẳng định nguồn tuyển sinh trung cấp luật tại các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay là rất phong phú vì địa bàn rộng, yêu cầu về nhân lực tư pháp lớn. Vì thế, theo Đề án thành lập trường đã được phê duyệt và sau khi được Bộ GD-ĐT cấp mã ngành đào tạo, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột ngay trong năm học 2009-2010 này đã tiến hành tuyển sinh khóa học đầu tiên (Khóa I). Là khóa đào tạo theo địa chỉ nên đối tượng tuyển sinh bao gồm cán bộ, công chức cơ sở và cán bộ quy hoạch dự nguồn cho các chức danh ở cơ sở của tất cả các xã phường các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói, ở thời điểm này, nhà trường đã có sự chuẩn bị ổn định cả về cơ sở vật chất và nhân lực để chuẩn bị cho hoạt động đào tạo Khóa I này. Cụ thể, về cơ sở vật chất, trong lúc chờ xây dựng trường, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã dành cho trường một giảng đường lớn 150 chỗ tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị của thành phố Buôn Ma Thuột. Về lực lượng giáo viên giảng dạy, Bộ Tư pháp cũng đã giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp sẵn sàng “chi viện” nhân lực cho trường. Vì vậy, giáo viên các bộ môn đều đã sẵn sàng lên đường khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng có chính sách hỗ trợ cho học viên thuộc diện quy hoạch được cử đi học một số chế độ như học phí, tiền sinh hoạt phí... nhằm giúp cho học viên yên tâm học tập. Chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu này của chính quyền và nhân dân địa phương. Sau khi hoàn tất khâu tuyển sinh, tháng 12/2009, Trường Trung cấp Luật sẽ tổ chức lễ khai giảng khóa học đầu tiên và đây cũng chính là lễ ra mắt để nhà trường chính thức hòa vào tiến trình đạo tạo nguồn nhân lực pháp luật đang phát triển mạnh trên cả nước. - Xin cảm ơn ông và chúc Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột hoàn thành các mục tiêu của mình!Trường Khanh
Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột: Hướng tới mục tiêu đào tạo vững kiến thức - giỏi kỹ năng
18/11/2009
Từ việc nhận thấy sự cần thiết phải thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột vì những lý do rất quan trọng như: phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đầu tư, phát triển khu vực Tây Nguyên; đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực pháp luật tại chỗ cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ..., ngày 23/7/2009 Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 1808/QĐ-BTP. Tới đây, với sự ra đời của trường, tình trạng bất cập trong đào tạo trung cấp luật tại cho các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay sẽ được khắc phục.
Chỉ tiêu tăng dần theo quy mô
Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ khi thành lập, Bộ Tư pháp (là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý toàn diện và trực tiếp) và Ban lãnh đạo nhà trường đã lên kế hoạch đào tạo cũng như chương trình học tập rất kỹ càng. Cụ thể, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột sẽ thực hiện việc đào tạo cơ bản các bộ môn luật như Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân - Gia đình; Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Đất đai.... Bên cạnh đó, hướng tới mục tiêu đào tạo theo nhu cầu công việc, ở phần đào tạo nghiệp vụ, nhà trường sẽ tiến hành giảng dạy các môn rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác tư pháp cơ sở và quản lý hành chính.
Trong khâu tuyển sinh, cùng với thí sinh trong phạm vi cả nước, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đặc biệt ưu tiên tuyển sinh cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung. Chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tăng dần theo quy mô đào tạo. Bước đầu, trong năm học 2009-2010 trường sẽ đào tạo 300 học sinh, năm học 2010-2011 tăng lên gấp đôi từ 600-650 học sinh và từ năm học 2012-2013 trở đi lượng học sinh tuyển vào sẽ là 750-1.200 người. Đối tượng tuyển sinh cũng rất đa dạng bao gồm: học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (chủ yếu đào tạo một số đối tượng là con em người dân tộc ở khu vực vùng sâu, vùng xa) với thời gian đào tạo 3 năm vừa học văn hóa, vừa học chuyên môn luật; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và đối tượng đã có bằng trung cấp chuyên ngành khác (đều có chung thời gian đào tạo chuyên môn luật 2 năm).
Lấy người học làm trung tâm
Xác định việc nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy - học tập và phương pháp đào tạo là khâu rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo, qua đó góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của sản phẩm do nhà trường đào tạo ra, ngay từ bây giờ Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã đề cao việc đổi mới phương pháp đào tạo. Theo đó, giáo trình đào tạo cho các trường trung cấp luật nói chung và Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột nói riêng được Bộ Tư pháp nghiên cứu và sửa đổi theo hướng: điều chỉnh một cách hợp lý khối kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành nghề nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng, kinh nghiệm của từng chức danh đào tạo; xây dựng, biên tập hệ thống các môn học, tài liệu tham khảo tự chọn liên quan đến chức danh, vị trí công việc cần đào tạo nhằm giúp học viên vừa được trang bị kiến thức pháp luật chung, vừa có thể lựa chọn tích lũy được một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp; thiết kế chương trình, nội dung môn học có tính khoa học, đồng bộ và có tính đến yếu tố liên thông cũng như đặc thù, vị trí công việc, nguyên vọng của người học...
Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột có kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thụ hưởng để có được một chương trình, kế hoạch đưa người học đến làm quen với công việc và rèn luyện kỹ năng thực tế, bên cạnh đó tăng cường việc đối thoại, trao đổi giữa người học với người làm công tác thực tiễn... để sao cho người học nghề gì thì phải hiểu biết, thực hành được nghề đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và trở thành “quân tinh nhuệ” ngay sau khi ra trường để sẵn sàng nhận nhiệm vụ, công tác.
Sẵn sàng lắng nghe phản hồi từ cơ quan tuyển dụng để có được một chương trình đào tạo tốt Nhân dịp ngày Hiến chương Nhà giáo 20-11, TS. Hoàng Ngọc Thỉnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã dành cho Báo Pháp luật Việt Nam những thông tin quan trọng về công tác đào tạo của nhà trường cũng như tình hình tuyển sinh năm học đầu tiên này - Thưa ông, ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào việc thành lập trường, Đề án thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột cũng đã rất chú trọng tới vấn đề đào tạo những tiêu chí lớn như: đào tạo theo nhu cầu công việc phù hợp với thị trường lao động; ứng dụng các phương pháp đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, kết hợp chặt chẽ với cơ quan thụ hưởng để nâng cao chất lượng đào tạo... Xin ông cho biết, ngay từ năm học đầu tiên này cũng như về lâu dài, nhà trường đã có kế hoạch cụ thể gì trong chương trình đào tạo của mình để thực hiện các tiêu chí trên? - TS Hoàng Ngọc Thỉnh: Từ những đòi hỏi khách quan đã nói tới ở trên, cũng như sự nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là cán bộ cơ sở nói riêng, để đáp ứng yêu cầu, chúng tôi xác định về mặt tổ chức, ngoài phần kiến thức chung theo quy định (450 tiết), nhà trường sẽ có hẳn hai khoa cơ bản và khoa kỹ năng nghiệp vụ để định hướng nghề nghiệp cho học viên. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy kỹ năng nghiệp vụ, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đang làm việc tại các Cục, Vụ, các Tòa, các phòng chuyên môn của cơ quan Tư pháp.... Đó sẽ là những người thầy “cầm tay chỉ việc” rất hiệu quả, sát thực trong suốt chặng đường của mỗi học viên từ học tập ở giảng đường cho tới giai đoạn thực tập, thực tế sau này. Thực hiện đồng bộ với giải pháp trên, lãnh đạo nhà trường cũng sẽ luôn lắng nghe phản hồi từ các cơ quan sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp để kịp thời có sự điều chỉnh, đổi mới chương trình đạo tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất quan tâm tới việc biên soạn giáo trình, tổ chức nghiên cứu khoa học cho giảng viên, tạo điều kiện cho thầy cô tham gia các hoạt động thực tiễn để sớm có được một đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ... - Được biết, tháng 12 tới, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột sẽ khai giảng khóa đầu tiên với quy mô đào tạo bước đầu là 300 học sinh. Ông có thể cho biết đôi nét về tình hình tuyển sinh đang diễn ra thông qua mặt bằng đầu vào cũng như nguyện vọng học của thí sinh. Qua đó, ông có nhận xét gì về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay? - TS Hoàng Ngọc Thỉnh: Có thể khẳng định nguồn tuyển sinh trung cấp luật tại các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay là rất phong phú vì địa bàn rộng, yêu cầu về nhân lực tư pháp lớn. Vì thế, theo Đề án thành lập trường đã được phê duyệt và sau khi được Bộ GD-ĐT cấp mã ngành đào tạo, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột ngay trong năm học 2009-2010 này đã tiến hành tuyển sinh khóa học đầu tiên (Khóa I). Là khóa đào tạo theo địa chỉ nên đối tượng tuyển sinh bao gồm cán bộ, công chức cơ sở và cán bộ quy hoạch dự nguồn cho các chức danh ở cơ sở của tất cả các xã phường các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói, ở thời điểm này, nhà trường đã có sự chuẩn bị ổn định cả về cơ sở vật chất và nhân lực để chuẩn bị cho hoạt động đào tạo Khóa I này. Cụ thể, về cơ sở vật chất, trong lúc chờ xây dựng trường, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã dành cho trường một giảng đường lớn 150 chỗ tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị của thành phố Buôn Ma Thuột. Về lực lượng giáo viên giảng dạy, Bộ Tư pháp cũng đã giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp sẵn sàng “chi viện” nhân lực cho trường. Vì vậy, giáo viên các bộ môn đều đã sẵn sàng lên đường khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng có chính sách hỗ trợ cho học viên thuộc diện quy hoạch được cử đi học một số chế độ như học phí, tiền sinh hoạt phí... nhằm giúp cho học viên yên tâm học tập. Chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu này của chính quyền và nhân dân địa phương. Sau khi hoàn tất khâu tuyển sinh, tháng 12/2009, Trường Trung cấp Luật sẽ tổ chức lễ khai giảng khóa học đầu tiên và đây cũng chính là lễ ra mắt để nhà trường chính thức hòa vào tiến trình đạo tạo nguồn nhân lực pháp luật đang phát triển mạnh trên cả nước. - Xin cảm ơn ông và chúc Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột hoàn thành các mục tiêu của mình! |
Trường Khanh