Bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em thông qua trợ giúp pháp lýThời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho trẻ em đã được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạt động đa dạng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ em, gia đình và nhà trường trong công tác bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ bị xâm hại, trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn…Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, hàng năm, Sở Tư pháp Thái Nguyên đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó nội dung về TGPL luôn được quan tâm triển khai với các hoạt động cụ thể. Trung bình mỗi năm, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động từ 50 - 70 điểm. Trong đó, phần lớn được thực hiện tại các xã, xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Song song với đó, Trung tâm còn phối hợp với các địa phương, cơ quan công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và TGPL với cho học sinh tại nhiều trường học trên địa bàn với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường, ma túy trường học, phòng chống xâm hại trẻ em”.
Bên cạnh đó, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, Trung tâm cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng là trẻ em và người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự. Ngoài ra, các trợ giúp viên, luật sư còn tham gia bào chữa cho đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị buộc tội. Hoạt động TGPL đã góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo là trẻ em, trẻ vị thành niên…
Còn tại Phú Yên, hoạt động TGPL cho trẻ em được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh triển khai thông qua tổ chức các buổi truyền thông về TGPL cho trẻ em tại các trường học. Tại buổi truyền thông, các báo cáo viên pháp luật của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã phổ biến những nội dung cơ bản của Luật TGPL năm 2017, Luật Trẻ em năm 2016; các chính sách ưu đãi dành cho trẻ em và người khuyết tật theo quy định của pháp luật; đồng thời hướng dẫn các kỹ năng phòng, chống, giải quyết bạo lực học đường, xâm hại tình dục; những biện pháp giúp các em tránh nguy cơ bị xâm hại… Ngoài ra, báo cáo viên hướng dẫn cho các em và người thân của các em về các thủ tục khi có yêu cầu TGPL.
Để cung cấp thêm thông tin về hoạt động TGPL, phòng, chống xâm hại trẻ em, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh còn phát các tờ gấp pháp luật, sổ tay TGPL cho học sinh, phụ huynh và giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh…
Trên tinh thần của Luật Trẻ em, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Lào Cai tổ chức các hoạt động TGPL trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, chú trọng hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các em trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động truyền thông về địa bàn cơ sở phù hợp với tình hình và theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Còn tại Hà Nội, theo Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn do UBND thành phố ban hành mới đây, Thành phố phấn đấu đảm bảo 100% trẻ em mồ côi được quan tâm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, TGPL khi có nhu cầu, 100% trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ trong nhóm trẻ em không nơi nương tựa theo quy định được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
Đồng thời phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng.Hồng Lê
Bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em thông qua trợ giúp pháp lý
05/03/2024
Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho trẻ em đã được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạt động đa dạng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ em, gia đình và nhà trường trong công tác bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ bị xâm hại, trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn…
Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, hàng năm, Sở Tư pháp Thái Nguyên đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó nội dung về TGPL luôn được quan tâm triển khai với các hoạt động cụ thể. Trung bình mỗi năm, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động từ 50 - 70 điểm. Trong đó, phần lớn được thực hiện tại các xã, xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Song song với đó, Trung tâm còn phối hợp với các địa phương, cơ quan công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và TGPL với cho học sinh tại nhiều trường học trên địa bàn với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường, ma túy trường học, phòng chống xâm hại trẻ em”.
Bên cạnh đó, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, Trung tâm cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng là trẻ em và người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự. Ngoài ra, các trợ giúp viên, luật sư còn tham gia bào chữa cho đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị buộc tội. Hoạt động TGPL đã góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo là trẻ em, trẻ vị thành niên…
Còn tại Phú Yên, hoạt động TGPL cho trẻ em được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh triển khai thông qua tổ chức các buổi truyền thông về TGPL cho trẻ em tại các trường học. Tại buổi truyền thông, các báo cáo viên pháp luật của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã phổ biến những nội dung cơ bản của Luật TGPL năm 2017, Luật Trẻ em năm 2016; các chính sách ưu đãi dành cho trẻ em và người khuyết tật theo quy định của pháp luật; đồng thời hướng dẫn các kỹ năng phòng, chống, giải quyết bạo lực học đường, xâm hại tình dục; những biện pháp giúp các em tránh nguy cơ bị xâm hại… Ngoài ra, báo cáo viên hướng dẫn cho các em và người thân của các em về các thủ tục khi có yêu cầu TGPL.
Để cung cấp thêm thông tin về hoạt động TGPL, phòng, chống xâm hại trẻ em, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh còn phát các tờ gấp pháp luật, sổ tay TGPL cho học sinh, phụ huynh và giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh…
Trên tinh thần của Luật Trẻ em, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Lào Cai tổ chức các hoạt động TGPL trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, chú trọng hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các em trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động truyền thông về địa bàn cơ sở phù hợp với tình hình và theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Còn tại Hà Nội, theo Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn do UBND thành phố ban hành mới đây, Thành phố phấn đấu đảm bảo 100% trẻ em mồ côi được quan tâm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, TGPL khi có nhu cầu, 100% trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ trong nhóm trẻ em không nơi nương tựa theo quy định được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
Đồng thời phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng.
Hồng Lê