Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụngNăm 2017, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận và tham gia trợ giúp pháp lý trong tố tụng 136 vụ việc, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, đã kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được trợ giúp pháp lý và tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân đối với hoạt động TGPL góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc và hành vi phạm tội.Năm 2017 Trung tâm còn đẩy mạnh hoạt động truyền thông các quy định pháp luật về Trợ giúp pháp lý; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11) và các văn bản có liên quan trong hoạt động tố tụng cho người tiến hành tố tụng và người được trợ giúp pháp lý thông qua các hơn 102 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động; cấp phát miễn phí hơn 52.000 tài liệu; báo chí và Đài PT-TH. Thường xuyên kiểm tra, rà soát Bảng thông tin, Hộp tin tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, qua đó bổ sung đơn yêu cầu TGPL, tờ gấp pháp luật và tiến hành thay mới nếu đã cũ hoặc bị hư hỏng, trong năm, đã thay mới 43 Bảng thông tin; tổ chức kiểm tra hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng 02 huyện Hương Sơn và Hương Khê; liên hệ, làm việc với cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm bắt, trao đổi, thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng. Nhờ đó, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, chất lượng và số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trong tố tụng được tăng lên rõ rệt, được các cơ quan tiến hành tố tụng, người được trợ giúp pháp lý ghi nhận…
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc nhận thức về công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở một số ít cá nhân, cơ quan vẫn chưa thật sự đầy đủ và toàn diện. Một vài cán bộ, người tiến hành tố tụng không nắm đầy đủ quy định của Thông tư liên tịch số 11 và các văn bản hướng dẫn. Đôi khi, cán bộ vẫn còn nhầm lẫn giữa đối tượng được TGPL và các đối tượng được chỉ định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một vài cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện chưa chủ động tích cực phối hợp với trung tâm TGPL khi có vướng mắc. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền được TGPL và làm cho người được TGPL mất đi cơ hội thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phí mà pháp luật đã dành cho họ.
Để nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Triển khai xây dựng, ban hành kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó chú trọng nhu cầu trợ giúp pháp lý và các yếu tố đặc thù của từng địa phương (quy mô về dân số, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người dân tộc…)
- Cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo quán triệt Thông tư liên tịch số 11 đến các cán bộ, đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trách nhiệm trong phối hợp và đảm bảo cho các đối tượng đều được tiếp cận, hưởng quyền được TGPL. Hướng tới, cần chủ động, tích cực quán triệt ngay khi thông tư liên tịch được ban hành, có hiệu lực thay thế Thông tư liên tịch số 11 và truyền thông về Luật TGPL năm 2017 cùng các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Đẩy mạnh phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng theo trách nhiệm. Cụ thể, cung cấp cho cơ quan tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ bảng thông tin, tờ thông tin về TGPL, hộp tin TGPL; thông báo danh sách mới, số điện thoại TGPL, luật sư thực hiện TGPL; cung cấp tài liệu pháp luật có liên quan về TGPL. Đối với các cơ quan thành viên hội đồng, cần thực hiện báo cáo đảm bảo cụ thể, đúng thời gian và tiếp tục theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ gửi về thường trực hội đồng, để tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả. Qua đó, rút kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác phối hợp nói riêng và hoạt động TGPL nói chung.
- Cơ quan tố tụng cần đưa nội dung công tác trợ giúp pháp lý thành một nội dung trọng tâm trong kế hoạch công tác hàng quý, 6 tháng và hàng năm của mỗi ngành. Đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm của mỗi ngành, đồng thời có kế hoạch kiểm tra để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện;
- Các thành viên Hội đồng PHLN chỉ đạo đơn vị mình tạo điều kiện thuận lợi để Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên làm thủ tục đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định của Thông tư liên tịch 11. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo người tiến hành tố tụng của đơn vị mình thực hiện triệt để quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính, Luật Trợ giúp pháp lý; các văn bản hướng dẫn về trợ giúp pháp lý trong tố tụng của ngành đã ban hành, chủ động thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng.
- Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia hỏi cung để người thực hiện trợ giúp pháp lý hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng quy định pháp luật; cung cấp Kết luận điều tra cho Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư là cộng tác viên đã tham gia tố tụng.
- Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo các tòa chuyên trách và các Tòa án nhân dân cấp huyện thông báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng đúng quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 11. Ghi rõ trong bản án, quyết định tên và chức danh của người thực hiện trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử tham gia tố tụng và ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của họ khi bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý và gửi bản án cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo đúng quy định.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án theo thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành chính… nếu phát hiện bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý thì ngoài việc giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, cần phải giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí; hướng dẫn cho họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; cung cấp cho họ các mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý: lựa chọn và đưa lên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp một số vụ án phức tạp, điển hình mà Trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia có hiệu quả, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được trợ giúp pháp lý để tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý, tăng cường cả về số lượng và chất lượng trợ giúp viên pháp lý, đặc biệt là đối với những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều thời gian công tác pháp luật trong các cơ quan nhà nước - đây là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho người được trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.
- Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý./.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng
23/04/2018
Năm 2017, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận và tham gia trợ giúp pháp lý trong tố tụng 136 vụ việc, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, đã kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được trợ giúp pháp lý và tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân đối với hoạt động TGPL góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc và hành vi phạm tội.
Năm 2017 Trung tâm còn đẩy mạnh hoạt động truyền thông các quy định pháp luật về Trợ giúp pháp lý; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11) và các văn bản có liên quan trong hoạt động tố tụng cho người tiến hành tố tụng và người được trợ giúp pháp lý thông qua các hơn 102 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động; cấp phát miễn phí hơn 52.000 tài liệu; báo chí và Đài PT-TH. Thường xuyên kiểm tra, rà soát Bảng thông tin, Hộp tin tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, qua đó bổ sung đơn yêu cầu TGPL, tờ gấp pháp luật và tiến hành thay mới nếu đã cũ hoặc bị hư hỏng, trong năm, đã thay mới 43 Bảng thông tin; tổ chức kiểm tra hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng 02 huyện Hương Sơn và Hương Khê; liên hệ, làm việc với cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm bắt, trao đổi, thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng. Nhờ đó, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, chất lượng và số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trong tố tụng được tăng lên rõ rệt, được các cơ quan tiến hành tố tụng, người được trợ giúp pháp lý ghi nhận…
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc nhận thức về công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở một số ít cá nhân, cơ quan vẫn chưa thật sự đầy đủ và toàn diện. Một vài cán bộ, người tiến hành tố tụng không nắm đầy đủ quy định của Thông tư liên tịch số 11 và các văn bản hướng dẫn. Đôi khi, cán bộ vẫn còn nhầm lẫn giữa đối tượng được TGPL và các đối tượng được chỉ định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một vài cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện chưa chủ động tích cực phối hợp với trung tâm TGPL khi có vướng mắc. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền được TGPL và làm cho người được TGPL mất đi cơ hội thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phí mà pháp luật đã dành cho họ.
Để nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Triển khai xây dựng, ban hành kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó chú trọng nhu cầu trợ giúp pháp lý và các yếu tố đặc thù của từng địa phương (quy mô về dân số, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người dân tộc…)
- Cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo quán triệt Thông tư liên tịch số 11 đến các cán bộ, đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trách nhiệm trong phối hợp và đảm bảo cho các đối tượng đều được tiếp cận, hưởng quyền được TGPL. Hướng tới, cần chủ động, tích cực quán triệt ngay khi thông tư liên tịch được ban hành, có hiệu lực thay thế Thông tư liên tịch số 11 và truyền thông về Luật TGPL năm 2017 cùng các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Đẩy mạnh phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng theo trách nhiệm. Cụ thể, cung cấp cho cơ quan tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ bảng thông tin, tờ thông tin về TGPL, hộp tin TGPL; thông báo danh sách mới, số điện thoại TGPL, luật sư thực hiện TGPL; cung cấp tài liệu pháp luật có liên quan về TGPL. Đối với các cơ quan thành viên hội đồng, cần thực hiện báo cáo đảm bảo cụ thể, đúng thời gian và tiếp tục theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ gửi về thường trực hội đồng, để tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả. Qua đó, rút kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác phối hợp nói riêng và hoạt động TGPL nói chung.
- Cơ quan tố tụng cần đưa nội dung công tác trợ giúp pháp lý thành một nội dung trọng tâm trong kế hoạch công tác hàng quý, 6 tháng và hàng năm của mỗi ngành. Đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm của mỗi ngành, đồng thời có kế hoạch kiểm tra để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện;
- Các thành viên Hội đồng PHLN chỉ đạo đơn vị mình tạo điều kiện thuận lợi để Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên làm thủ tục đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định của Thông tư liên tịch 11. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo người tiến hành tố tụng của đơn vị mình thực hiện triệt để quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính, Luật Trợ giúp pháp lý; các văn bản hướng dẫn về trợ giúp pháp lý trong tố tụng của ngành đã ban hành, chủ động thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng.
- Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia hỏi cung để người thực hiện trợ giúp pháp lý hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng quy định pháp luật; cung cấp Kết luận điều tra cho Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư là cộng tác viên đã tham gia tố tụng.
- Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo các tòa chuyên trách và các Tòa án nhân dân cấp huyện thông báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng đúng quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 11. Ghi rõ trong bản án, quyết định tên và chức danh của người thực hiện trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử tham gia tố tụng và ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của họ khi bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý và gửi bản án cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo đúng quy định.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án theo thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành chính… nếu phát hiện bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý thì ngoài việc giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, cần phải giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí; hướng dẫn cho họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; cung cấp cho họ các mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý: lựa chọn và đưa lên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp một số vụ án phức tạp, điển hình mà Trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia có hiệu quả, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được trợ giúp pháp lý để tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý, tăng cường cả về số lượng và chất lượng trợ giúp viên pháp lý, đặc biệt là đối với những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều thời gian công tác pháp luật trong các cơ quan nhà nước - đây là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho người được trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.
- Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý./.