Chiều ngày 12/01/2018, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 dưới sự chủ trì của đ/c Lê Thị Ngọc Lam - Giám đốc Sở Tư pháp với 01 điểm cầu trung tâm và 17 điểm cầu trực tuyến tại 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Tham dự hội nghị, tại điểm cầu trung tâm có đại diện lãnh đạo: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Phòng Nội chính - Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng các Phòng, Giám đốc các Trung tâm thuộc Sở Tư pháp. Tại điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố có đại diện lãnh đạo: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp, các Phòng, Ban khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã; và một số đại biểu được mời là: Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, Hòa giải viên ở cơ sở, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên Pháp luật; người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Hội nghị đã nghe Báo cáo tóm tắt tổng kết kết quả công tác tư pháp năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018. Theo đó:
Trong năm 2017, Sở Tư pháp đã thẩm định 80 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; tự kiểm tra 156 văn bản, kiểm tra 129 văn bản, rà soát 427 văn bản và đăng tải 219 văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (
http://vbpl.vn). Thanh tra Sở Tư pháp đã tham mưu Giám đốc Sở tổ chức 21 cuộc thanh tra chuyên ngành (công tác tư pháp, lĩnh vực công chứng, công tác đấu giá, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm) tại 26 đơn vị, ban hành 10 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 tổ chức và 05 cá nhân với tổng số tiền xử phạt thu nộp vào ngân sách nhà nước 101.000.000 đồng. Toàn tỉnh đã thực hiện đăng ký: Khai sinh cho
32.253 trường hợp, kết hôn cho
11.433 trường hợp, khai tử cho
5.519 trương hợp. Thực hiện chứng thực bản sao
793.982 việc; chứng thực (chữ ký, hợp đồng, giao dịch)
61.671 việc. Sở Tư pháp đã cấp
2.539 phiếu lý lịch tư pháp cho công dân. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện trợ giúp pháp lý cho
1.406 người; tư vấn pháp luật miễn phí cho
800 trường hợp; tham gia tố tụng
359 vụ việc; địa diện ngoài tố tụng
03 vụ việc.
Sở Tư pháp đã biên soạn và phát hành miễn phí
83.140 ấn bản tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật (bao gồm: Đặc san, Sổ tay, Tờ gấp PBGDPL các loại) gửi đến các sở, ban, ngành, Báo cáo viên pháp luật, UBND cấp huyện, cấp xã, các thôn, làng, tổ dân phố để cập nhật, phổ biến kịp thời các văn bản chính sách mới của Trung ương, của tỉnh với nội dung đa dạng, phân theo từng nhóm đối tượng (người dân tộc thiểu số, nông dân, phụ nữ, thanh niên…); tổ chức
02 hội nghị quán triệt văn bản pháp luật mới cho
670 cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh;
06 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
400 Tuyên truyền viên pháp luật;
04 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho
500 hòa giải viên ở cơ sở…
Sau khi nghe báo cáo và định hướng những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để nghe ý kiến, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác tư pháp từ các điểm cầu: Thành phố Pleiku; thị xã An Khê, Ayun Pa; các huyện: Kbang, Đak Pơ, Chư Păh, Chư Pưh, Chư Sê, Chư Prông, Phú Thiện; Krông Pa, Ia Pa, Ia Grai… Những khó khăn, vường mắc, hạn chế tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực trạng xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật; kinh phí thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở; công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi luật giao, việc xác định hiệu lực của văn bản quy định chi tiết khi văn bản căn cứ hết hiệu lực; thông tin nhân thân của công dân có sự chồng chéo, chưa thống nhất giữa các ngành…
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở đã tham gia trao đổi, trả lời các ý kiến của cấp huyện, cấp xã trên cơ sở các quy định của pháp luật, thẩm quyền, chức năng của ngành tư pháp nhằm định hướng thống nhất cách hiểu, cách làm trên toàn tỉnh.
Kết luận Hội nghị, đ/c Lê Thị Ngọc Lam yêu cầu: Các Phòng, Trung tâm thuộc Sở; UBND, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt công tác: Thẩm định dự thảo, kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả, chất lượng các kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các nhiệm vụ, công tác thuộc lĩnh vực của ngành (phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; công tác bồi thường của Nhà nước…) đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ trên cơ sở các nội dung của Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp trọng tâm năm 2018; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót, khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết; đề nghị các cấp ủy, chính quyền các các cấp quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp, pháp chế và phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của các cơ quan tư pháp, pháp chế trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành, địa phương; bố trí đúng, đủ số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, không để xảy ra tình trạng kiêm nhiệm công tác khác; quan tâm bố trí, hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện có chất lượng các nhiệm vụ công tác Tư pháp trong năm 2018…
- Đại Đồng -