Cao Bằng: Sở Tư pháp, Sở Y tế, Đoàn LS Ký Quy chế phối hợp trợ giúp pháp lý, phòng chống HIV/AIDSVừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.Dự Lễ ký kết có đồng chí Lục Văn Đại- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Nông Thanh Khoa- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp; đồng chí Nông Văn Tuân- Phó Giám đốc Sở Tư pháp; Luật sư Nguyễn Đình- Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng; Luật sư Nguyễn Thị Thủy- Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp, Sở Y tế.
Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV được xây dựng trên cơ sở Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01 tháng 12 năm 2014 phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Ngành Tư pháp và Ngành Y tế trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nảy sinh từ thực tiễn triển khai công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV. Chương trình gồm 04 nội dung phối hợp: Phối hợp hoạt động trong công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV; Phối hợp trong công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Phối hợp hoạt động trong huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được xây dựng trên cơ sở Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN ngày 28 tháng 12 năm 2016 giữa Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong việc quản lý luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý và pháp luật luật sư nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, bảo đảm chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý tại địa phương. Theo Quy chế này, nội dung phối hợp giữa các bên gồm các hoạt động như: phối hợp tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, các văn bản liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư; phối hợp trong việc giới thiệu và thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp trong việc giới thiệu và lựa chọn luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp trong việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý...
Để tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã ký kết, trong Chương trình, Quy chế phối hợp có quy định rõ về trách nhiệm của các bên. Theo đó, các bên sẽ có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời có biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc có phương án điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đây là những văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, để cùng hướng tới mục tiêu trọng tâm là đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho nhân dân là người được trợ giúp pháp lý, người nhiễm HIV, là các đối tượng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội, cần được nhà nước hỗ trợ và được pháp luật bảo vệ./.
Lã Trang
Cao Bằng: Sở Tư pháp, Sở Y tế, Đoàn LS Ký Quy chế phối hợp trợ giúp pháp lý, phòng chống HIV/AIDS
27/04/2017
Vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Dự Lễ ký kết có đồng chí Lục Văn Đại- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Nông Thanh Khoa- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp; đồng chí Nông Văn Tuân- Phó Giám đốc Sở Tư pháp; Luật sư Nguyễn Đình- Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng; Luật sư Nguyễn Thị Thủy- Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp, Sở Y tế.
Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV được xây dựng trên cơ sở Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01 tháng 12 năm 2014 phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Ngành Tư pháp và Ngành Y tế trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nảy sinh từ thực tiễn triển khai công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV. Chương trình gồm 04 nội dung phối hợp: Phối hợp hoạt động trong công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV; Phối hợp trong công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Phối hợp hoạt động trong huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được xây dựng trên cơ sở Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN ngày 28 tháng 12 năm 2016 giữa Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh trong việc quản lý luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý và pháp luật luật sư nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, bảo đảm chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý tại địa phương. Theo Quy chế này, nội dung phối hợp giữa các bên gồm các hoạt động như: phối hợp tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, các văn bản liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư; phối hợp trong việc giới thiệu và thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp trong việc giới thiệu và lựa chọn luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp trong việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý...
Để tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã ký kết, trong Chương trình, Quy chế phối hợp có quy định rõ về trách nhiệm của các bên. Theo đó, các bên sẽ có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời có biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc có phương án điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đây là những văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, để cùng hướng tới mục tiêu trọng tâm là đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho nhân dân là người được trợ giúp pháp lý, người nhiễm HIV, là các đối tượng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội, cần được nhà nước hỗ trợ và được pháp luật bảo vệ./.
Lã Trang