Lai Châu ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007

30/03/2007
Để tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tố công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2007. Theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Chỉ thị số 01 của Bộ trưởng Bộ tư pháp về thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2007 và chương trình công tác năm 2007 của tỉnh Lai Châu. Ngày 27/3/2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 264/QĐ - UBND ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh nhằm phổ biến kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước từ đó nâng cao ý thức pháp luật, hình thành ý thức tự giác tìm hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Nhanh chóng đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nề nếp, việc chấp hành pháp luật phải trở thành thói quen trong trong đời sống sinh hoạt của mỗi cơ quan Nhà nước, mỗi tổ chức và cá nhân; hình thành ý thức sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dần đáp ứng nhu cầu hội nhập.

2. Yêu cầu

- Cần có sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, cán bộ và nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; coi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm song song với công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị. Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp phải tích cực hơn nữa trong công tác tổ chức thực hiện.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và rộng khắp, nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phải linh hoạt và phù hợp với đặc điểm tình hình của từng khu vực, địa bàn, đối tượng, thời điểm, của từng cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức kết hợp lồng ghép có hiệu quả nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng, các cuộc vận động, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí; hoà giải cơ sở; thi tìm hiểu pháp luật; giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo; giáo dục kiến thức pháp luật trong nhà trường, tuyên truyền pháp luật qua các phương tiện thông tin, đại chúng; chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức có tác dụng giáo dục cao như thông qua hoạt động xét xử lưu động.

Gắn phổ biến, giáo dục pháp luật đối với việc triển khai Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương.

- Chú trọng thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh.

- Song song với công tác phổ biến pháp luật phải coi trọng thực hiện công tác giáo dục pháp luật.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Nội dung

Nội dung các văn bản cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong năm 2007 là các văn bản mới được Quốc hội thông qua như: Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Phòng, chống lây nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người; Luật bảo hiểm xã hội, Luật luật sư; Bộ luật lao động sửa đổi; Luật bình đẳng giới; Luật Công chứng; Luật Dạy nghề; Luật Thể dục, thể thao; Luật quản lý thuế; Luật Đê điều; Luật Cư trú; Luật đấu thầu; Luật Đầu tư … Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng, Luật bảo vệ Môi trường; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Bộ luật dân sự năm 2005 … Tuyên truyền mạnh, có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng ở các khu vực đô thị, thị trấn mới, đặc biệt là các khu vực di dân tái định cư phục vụ cho thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng.

Ngoài ra, cần quan tâm duy trì việc phổ biến, giáo dục một cách thường xuyên những văn bản pháp luật có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị - xã hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh như: Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật hôn nhân và gia đình; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật giao thông đường bộ; Luật phòng, chống ma tuý; Luật đất đai; Luật thuế chuển quyền sử dụng đất; Luật chăm sóc, giáo dục trẻ em; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh dân số; các văn bản pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; về bảo vệ môi trường, về chính sách dân tộc, tôn giáo…tạo sự chuyển biến rõ nét về ý thức công dân chấp hành pháp luật, đặc biệt khu vực vùng cao, vùng biên giới cần được tuyên truyền thường xuyên pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về biên giới quốc gia, về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...

Tổ chức triển khai đẩy mạnh thực hiện tổ chức tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội phục vụ tốt cho công tác tổ chức vận động quần chúng nhân dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.

Ngoài việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chung, các sở, ban, ngành,đoàn thể tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm cụ thể của địa phương để có những nội dung cụ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng nhóm đối tượng là thanh niên, phụ nữ, nông dân, cán bộ, chiến sĩ, học sinh... theo Quyết định số 29/2005/QĐ - UBND ngày 13/3/2005 của UBND tỉnh.

2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Tích cực đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cán bộ, chiến sĩ, người lao động, đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người. Kết hợp hài hoà các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phát huy một cách cao nhất ưu thế của các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

a) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hội nghị tập huấn.

Uỷ ban nhân dân tỉnh mở hội nghị tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ soạn thảo văn bản cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác pháp chế các Sở, ban, ngành; thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trưởng Phòng tư pháp và một số phòng chuyên môn các huyện, thị xã; các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Sau Hội nghị do tỉnh tổ chức, các Sở, ban, ngành, oàn thể và UBND các huyện, thị xã sẽ tiến hành triển khai hội nghị tập huấn ở ngành mình, cấp mình cho các cán bộ làm công tác pháp chế chuyên môn soạn thảo văn bản; các cán bộ Văn phòng, Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn.

b)Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác biên soạn, in ấn phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc điểm tình hình thực tế để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân thông qua việc in ấn, phát hành các văn bản, tài liệu pháp luật nói chung và các văn bản tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

c) Tuyên truyền miệng pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng là một trong những hình thức được áp dụng nhiều nhất, việc tuyên tuyền trực tiếp kết hợp với giải thích pháp luật rất có hiệu quả. Do đó, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh cần quan tâm và chú trọng tổ chức thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt tập trung, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buôi sinh hoạt văn hoá, các cuộc tiếp xúc cử tri…Các cơ quan, đon vị cần tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở đối với lĩnh vực pháp luật thuộc chức năng quản lý chuyên ngành của cơ quan, đơn vị mình.

Chú trọng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp; đặc biệt đẩy mạnh công tác hoà giải cơ sở, có chính sách thù lao cho hoà giải viên đối với các việc hoà giải thành.

d) Phổ biến, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng.

Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, trên báo, các ấn phẩm báo chí khác cũng là một trong những hình thức mang lại hiệu quả cao, mang tính phổ thông, phạm vi phổ biến rộng rãi.

Đài phát thanh – truyền hình tỉnh cần duy trì đều đặn, tăng thời lượng phát sóng chuyên mục nhà nước và pháp luật trên sóng phát thành và truyền hình định kỳ hàng tuần để giới thiệu, giải đáp chính sách pháp luật, cần quan tâm chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật của Trung ương mới ban hành, các văn bản địa phương, đặc biệt là tuyền truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, tuyếp tục tuyên truyền Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng. Các trương trình, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật phát trên sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh cần được phát bằng một số thứ tiếng dân tộc.

Báo Lai Châu thường xuyên đăng tải các nội dung pháp luật liên quan đến đời sống của nhân dân như; các quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ và phát triển rừng, chính sách dân số và gia đình..

đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Tuỳ theo điều kiện thực tế và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, đơn vị, địa phương có thể tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành mình. Chủ đề cuộc thi có thể tập trung vào những vấn đề như trật tự an toàn giao thông, phòng, chống ma tuý, phòng chống mua bán phụ nưc và trẻ em, dân số kế hoạch hoá gia đình...

e) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua ấn phẩm “Tư pháp Lai Châu”

“Tư pháp Lai Châu” là ấn phẩm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Lai Châu, với nhiều tin bài của các cộng tác viên phản ánh đời sống  sinh hoạt chính trị, xã hội, thực trang thực thi pháp luật, tình hình vi phạm pháp luật ở địa phương; hướng dẫn giải đáp pháp luật; giới thiệu văn bản, nghiên cứu trao đổi nghiệp vụ được xuất bản định kỳ 2 tháng/ một số, với số lượng 300 cuốn phát hành tới tận Tủ sách pháp luật, điểm bưu điện văn hoá xã, phường, thị trấn, các báo cáo viên pháp luật, các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật…Do đó, cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của ấn phẩm để phát huy tính tích cực của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức này.

g) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật.

- Đối với tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp nhà nước: yêu càu các cơ quan, đơn vị xây dựng tủ sách pháp luật theo Chỉ thị số 13/2005/CT – UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh. Cần trang bị các đầu sách liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành, các văn bản quy định về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, về đất đai, về khiếu nại, tố cáo, dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, pháp luật về cán bộ công chức, về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

- Đối với tủ sách pháp luật các xã, phường, thị trấn: Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn củng cố tủ sách pháp luật, đồng thời triển khai xây dựng tủ sách pháp luật tại 4 xã mới thành lập. Có kế hoạch kinh phí cho mua sách và tài liệu pháp luật bổ sung đối với những xã, phường, thị trấn đã có Tủ sách pháp luật. Cần chú trọng trang bị những văn bản quy phạm pháp luật quy địnhv ề quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, về hôn nhân và gia đình, về bảo vệ và phát triển rừng, về chính sách dân số gia đình và trẻ em, chính sách định canh, định cư...

h) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức khác:

Ngoài các hình thức tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu trên, các cấp, các ngành, các đơn vị, đại phương trong tỉnh căn cứ theo đặc điểm tình hình của địa phương và chức năng của ngành để thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức như: tăng cường tổ chức các hoạt động xét xử lưu động của Toà án nhân dân; đưa nội dung tuyên truyền pháp luật vào nội dung giảng dạy trong trường học; thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt các câu lạc bộ tại cơ sở; thông qua các hoạt động tuyên truyền, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu, diễu hành cổ động…Vì đây là những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát huy được tính tích cực, mang lại hiệu quả cao trong thời gian vừa qua.

át huy được tính tích cực, mang lại hiệu quả cao trong thời gian vừa qua.

3. Thời gian thực hiện

a- Thời gian từ nay đến hết 30/6/2007:

Tập trung tuyên truyền, phổ biến về Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội; pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật bảo vệ và phát triển rừng, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng, chống ma tuý; pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em; Luật trợ giúp pháp lý; Pháp lệnh dân số; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Bộ luật dân sự năm 2005;…Luật đất đai, Luật biên giới quốc gia, pháp luật về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài…

Tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 29/2005/QĐ-UBND ngày 13/3/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh V/v thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007.

Các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện xay dựng tủ sách pháp luật theo quy dịnh tại Chỉ thị số 13/2005/CT-UBND ngày 16/9/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình đầu tư, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

Sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2007.

b - Từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2007:

Ngoài việc tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biên các quy định của pháp luật có liên uqan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân như trên, cần tập trung tuyên truyên, phổ biến, giáo dục về Luật công chứng; Luật phòng, chống tham nhũng; các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Bộ luật dân sự năm 2005; pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch; Luật giáo dục (sửa đổi); Luật nghĩa vụ quân sự; Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến 2010 và một số lĩnh vực pháp luật khác có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các huyện, thị xã và các Sở Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh.

Các huyện, thị xã và các Sở Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh tiến hành tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí phục vụ phổ biến, giáo dục cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương, đơn vị nào thì do ngành, địa phương, đơn vị thực hiện chi trả. Các ngành, đơn vị, địa phương lập dự trù kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật căn cứ vào Thông tư số 63/2005/TT - BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính.

- Kinh phí xây dựng chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên  Báo Lai Châu, sóng phát thanh, truyền hình được trích từ kinh phí hoạt động của Báo Lai Châu và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (gồm tập huấn báo cáo viên, mở hội nghị quán triệt luật; kinh phí phát hành ấn phẩm Tư pháp Lai Châu; kinh phí xuất bản sách hỏi - đáp pháp luật, các nội dung họp sơ kết, tổng kết năm, hỗ trợ đi kiểm tra cơ sở; kinh phí mua tài liệu, sách pháp luật) do Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Trên cơ sở kế hoạch này và sự chỉ đạo theo ngành dọc của cơ quan Trung ương, các Sở, ban, ngành tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của ngành để xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị cho phù hợp và có hiệu quả.

Các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh được phân công theo dõi, đôn đốc các huyện thị xã, các cơ quan, đơn vị cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; cần tổ chức hoạt động kiểm tra theo đoàn ít nhất từ 1 đến 2 lần trong năm.

2. UBND các huyện, thị xã.

Trên cơ sở kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh năm 2007, tuỳ theo đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

3. Đề nghị Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp với chính quyền các cấp và các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, hội viên tổ chức mình.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định tại Thông tư số 63/2005/TT - BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan.

5. Chế độ thông tin, báo cáo:

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo kết quả triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm và  kết quả thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cả năm 2007 về Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ. Thời gian báo cáo cụ thể như sau:

- Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật 2007: ban hành xong trước 28/3/2007

- Báo cáo sơ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2007 và báo cáo tổng kết việc thực hiện Quyết định số 29/2005/QĐ-UBND ngày 13/3/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh:  trước ngày 25/6/2007.

- Báo cáo tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007: trước ngày 15/12/2007.

Nguyễn Minh Hiệp