Nhằm thực hiện tốt công tác Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong năm 2007. Ngày 12 tháng 3 năm 2007 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch Số: 871/KH-HĐPH về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Thuận năm 2007, cụ thể như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
a. Quán triệt và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09 /12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BTP- BCA- BQP- BGDĐT- BLĐTBXH- TLĐLĐVN ngày 07/6/ 2006 hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; Quyết định số 61/2003/QĐ-UB ngày 20/5/2003 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Chỉ thị số 14/2005/CT-UB ngày 25/4/2005 của UBND tỉnh về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở; Chỉ thị số 33/2006/CT-UBND ngày 04/7/2006 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
b. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9, thứ 10 thông qua như Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Kinh doanh bất động sản; Luật bảo hiểm xã hội; Luật Chứng khoán; Luật Công nghệ thông tin; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Luật sư; Luật người lao động việt nam làm ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Bình đẳng giới; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật dạy nghề; Luật Thể dục thể thao; Luật Quản lý thuế; Luật Đê điều; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Cư trú; Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
c. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng dân cư sinh sống thưa thớt và các lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai; Luật xây dựng; Luật Quản lý và bảo vệ rừng; Luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, trật tự, an toàn giao thông và cải cách hành chính.
2. Yêu cầu:
a. Đổi mới và đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo và hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Triển khai có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng và tập quán của địa phương, chú trọng đến lực lượng cán bộ nồng cốt ở cơ sở nhất là cán bộ người dân tộc ít người, miền núi và đặc biệt cần quan tâm đến cán bộ phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh.
b. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ và xác định rõ trách nhiệm trong việc tìm hiểu và học tập chính sách, pháp luật để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân.
c. Đề cao vai trò các cấp ủy Đảng và các tổ chức Đoàn thể trong cơ quan, đơn vị về việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
d. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai và thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. Nội dung, biện pháp và hình thức tuyên truyền PBGDPL:
1. Nội dung
a. Phục vụ nhiệm vụ chính trị:
- Phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành và các thông tin liên quan đến hoạt động lập pháp của Quốc hội, giúp Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về tình hình thực hiện chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật mới ban hành với nhiều hình thức phong phú có hiệu quả phù hợp với mọi đối tượng và tình hình cụ thể tại địa phương theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật phải chủ động nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người trong những trường hợp thực hiện các quy định cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, quyền và nghĩa vụ của công dân thực hiện luật bầu cử Đại biểu Quốc hội.
b. Phục vụ nhiệm vụ thường xuyên:
- Phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành và tuyên truyền lại các văn bản pháp luật đã ban hành thuộc các lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai; Luật xây dựng; Luật quản lý và bảo vệ rừng; Luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Luật bảo vệ môi trường; quy định pháp luật về phòng chống tội phạm, trật tự, an toàn giao thông và cải cách hành chính.
2. Biện pháp:
a. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế họach tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
b. Thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của Hội đồng PHCT-PBGDPL từ tỉnh đến huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Lựa chọn những văn bản pháp luật có liên quan; gắn liền với cuộc sống hằng ngày của cán bộ, nhân dân đang sinh sống tại địa phương để phổ biến. Đa dạng hóa, đổi mới các hình thức phổ biến pháp luật trên cơ sở bảo đảm tính khả thi phù hợp với đối tượng và tình hình cụ thể tại địa phương.
c. Tăng cường cơ chế hợp phối hợp và nghiêm túc thực hiện các kế hoạch liên tịch về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân đồng thời tích cực tham mưu giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp và đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội hoặc các chương trình khác.
- Đẩy mạnh công tác ký kết liên tịch phổ biến, giáo dục pháp luật như:
+ Sở Tư pháp với Công an tỉnh trong việc ký kết liên tịch phổ biến pháp luật về phòng chống tội phạm thông qua mô hình Câu lạc bộ phòng chống tội phạm;
+ Sở Tư pháp với Bưu điện tỉnh trong việc ký kết liên tịch phổ biến kiến thức pháp luật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi (thông qua mô hình kết hợp giữa Tủ sách pháp luật ở xã và sách, tài liệu của Điểm Bưu điện văn hóa xã);
+ Sở Tư pháp với Sở Văn hóa thông tin, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng xa, vùng dân tộc ít người;
+ Sở Tư pháp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về việc thực hiện chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; thông tin về tình hình phụ nữ kết hôn với người nước ngoài để tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em.
+ Sở Tư pháp với Báo Ninh Thuận và Đài phát thanh truyền hình tỉnh về chuyên mục và chuyên trang tìm hiểu chính sách pháp luật, hỏi đáp pháp luật và thông tin các Văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành.
d. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở gắn kết với việc khai thác tủ sách pháp luật có hiệu quả thiết thực.
e. Cơ quan thường trực của Hội đồng (Sở Tư pháp; các Phòng Tư pháp; các Ban Tư pháp) phải chủ động đề cao trách nhiệm tham mưu giúp UBND và Hội đồng PHCTPBGDPL các cấp trong chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của Hội đồng PHCT-PBGDPL.
g. Tiếp tục cũng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng PHCT-PBGDPL cấp huyện và cấp xã, kịp thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành đến mọi tầng lớp nhân dân.
h. Tổ chức tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Kinh doanh bất động sản; Luật bảo hiểm xã hội; Luật Chứng khoán; Luật Công nghệ thông tin; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Luật sư; Luật người lao động việt nam làm ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Bình đẳng giới; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật dạy nghề; Luật Thể dục thể thao; Luật Quản lý thuế; Luật Đê điều; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Cư trú; Luật Công chứng.
Cụ thể:
- Quý I, tập huấn các văn bản Luật: Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Kinh doanh bất động sản; Luật bảo hiểm xã hội; Luật Chứng khoán;
- Quý II, tập huấn các văn bản Luật: Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Luật sư; Luật Công chứng.
- Quý III, tập huấn các văn bản Luật: Luật người lao động việt nam làm ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Bình đẳng giới; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật dạy nghề; Luật Công nghệ thông tin.
- Quý IV, tập huấn các văn bản Luật: Luật Thể dục thể thao; Luật Quản lý thuế; Luật Đê điều; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Cư trú.
k. Cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, phát huy vai trò xung kích của lực lượng này, đồng thời xác định báo cáo viên pháp luật là lực lượng nồng cốt về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cơ quan, đơn vị, tuyên truyền viên pháp luật là lực lượng nồng cốt về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cơ sở.
l. Tiếp tục cũng cố, xây dựng các tổ hoà giải ở cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động theo tinh thần Chỉ thị số 14/2005/CT-UB ngày 25/4/2005 của UBND tỉnh về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở (tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ)
m. Tăng cường công tác chỉ đạo việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, trường học theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BTP- BCA- BQP- BGDĐT- BLĐTBXH- TLĐLĐVN ngày 07/6/ 2006.
n. Phối hợp với Cấp uỷ và chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở địa phương chỉ đạo các Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm (11 câu lạc bộ) và Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý (10 câu lạc bộ) hoạt động có hiệu quả.
p. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức được thành lập nêu trên để tổ chức sơ kết, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
3. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú sáng tạo, thiết thực, phù hợp với đối tượng và tình hình cụ thể của mỗi địa phương nhằm chuyển tải hiệu quả các văn bản pháp luật đến cán bộ và nhân dân.
a. Tuyên truyền trực tiếp thông qua hội nghị phổ biến pháp luật; báo cáo chuyên đề về pháp luật cho học viên, sinh viên, học sinh tại các Trung tâm và Trường học.
b. Phổ biến pháp luật thông qua cuộc thi bằng hình thức sân khấu.
c. Biên soạn tài liệu phục vụ tuyên truyền: tờ rơi, tờ bướm hỏi, đáp pháp luật; đề cương phục vụ công tác phổ biến pháp luật; in và phát hành bản tin Tư pháp, phát hành băng đĩa hình ghi nội dung văn bản pháp luật.
d. Phổ biến pháp luật thông qua hệ thống thông tin đại chúng:
- Báo Ninh Thuận: tiếp tục duy trì chuyên trang cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành và nâng cao chất lượng bài viết với nhiều thể loại, thu hút bạn đọc như đăng tải, đưa tin về nội dung các văn bản pháp luật phục vụ nhiệm vụ chính trị từng thời điểm (gương người tốt việc tốt trong chấp hành pháp luật và một số việc tiêu cực để giáo dục phòng ngừa chung.v.v..)
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh: tiếp tục duy trì chuyên mục, giới thiệu nội dung các văn bản của Trung ương và của tỉnh; nội dung tuyên truyền cần được lồng ghép bằng các phóng sự theo từng chủ đề pháp luật, tạo sức hấp dẫn thu hút người xem và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
- Hệ thống Đài truyền thanh: cải tiến chương trình theo hướng lồng ghép như câu chuyện truyền thanh; giới thiệu nội dung ngắn gọn có minh họa thiết thực. Phổ biến kịp thời, nhiều lần cho một nội dung, để mọi người có nhiều điều kiện tiếp thu.
e. Phổ biến pháp luật thông qua Câu lạc bộ phòng chống tội phạm.
g. Phổ biến pháp luật thông qua Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
h. Phổ biến pháp luật thông qua công tác hoà giải ở cơ sở.
Đây là mô hình phối hợp tuyên truyền pháp luật lồng ghép đa dạng trong sinh hoạt như: giao lưu cán bộ tuyên truyền PBGDPL với các hội viên; đối thoại giải đáp thắc mắc pháp luật; sinh hoạt văn nghệ quần chúng, nêu gương người tốt việc tốt, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi.
Qua báo cáo kết quả thực hiện mô hình Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, trợ giúp pháp lý và hoà giải ở cơ sở đã thể hiện được tính tích cực và hiệu quả, do vậy trong thời gian đến cần nhân rộng mô hình này trên phạm vi tòan tỉnh.
k. Khai thác tủ sách pháp luật:
- Cấp bổ sung tài liệu tủ sách pháp luật.
- Chú trọng kỹ năng hướng dẫn khai thác tủ sách pháp luật, thu hút ngày càng đông người đến tìm hiểu pháp luật.
III. Tổ chức thực hiện
Căn cứ nội dung kế hoạch và tình hình cụ thể của địa phương:
1. Sở Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng) hướng dẫn, phối hợp cùng Hội đồng PHCT- PBGDPL huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện.
2. Hàng năm Hội đồng PHCT-PBGDPL từ tỉnh đến huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn phải kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết để thấy được ưu, khuyết điểm và những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tìm ra nguyên nhân để khắc phục và đẩy mạnh hoạt động công tác này ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
3. Các cơ quan là thành viên và thành viên của Hội đồng PHCT- PBGDPL tỉnh căn cứ chương trình công tác của Hội đồng PHCT- PBGDPL và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2007 có trách nhiệm triển khai, thực hiện.
4. Định kỳ 06 tháng và cuối năm, cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, kiểm tra thực hiện kế hoạch này và báo cáo kết quả triển khai thực hiện cho UBND tỉnh và Chủ tịch Hội đồng PHCT-PBGDPL.
5. Hội đồng PHCT-PBGDPL từ tỉnh đến huyện, thị và xã, phường, thị trấn Phát động phong trào thi đua và đăng ký thi đua lập thành tích trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2007.
Ngọc Hùng – STP Ninh Thuận