Trong những năm qua công tác pbgdpl đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo coi đó là những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành công tác pbgdpl đã có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng.
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Công tác pbgdplcần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.
Như chúng ta đã biết trong giai đoạn hiện nay mỗi kỳ họp của Quốc Hội đã thông qua nhiều văn bản luật có tác dụng tới đời sống của nhân dân như: Bộ Luật Dân Sự 2005, Luật Đất Đai, Luật Khiếu Nại - Tố Cáo, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí...Mà muốn chuyển tải những văn bản luật này đến với người dân nói chung và phụ nữ nói riêng thì Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo về tuyên truyền pbgdpl cụ thể:
Ngày 09 tháng 12 năm 2003 ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số:32/CT-TW.
Ngày 01 tháng 02 năm 2004 Thành Uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số:27/CT-TU.
Ngày 25 tháng 5 năm 2004 Ban thường vụ Huyện Uỷ Tư Liêm đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-HU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác pbgdpl nân cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Cũng như nhiều văn bản của Chính Phủ, UBND Thành phố Hà Nội, của UBND huyện Từ Liêm về các chương trình hành động pbgdpl để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, thị trấn giai đoạn (2005 - 2010).
Dưới sự lãnh đạo của Huyện Uỷ - HĐND- UBND huyện, sự chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, công tác pbgdpl đã được triển khai nghiêm túc, hàng năm đều có kế hoạch tuyên truyền pbgdpl đến cán bộ, nhân dân nói chung và phụ nữ huyện Từ Liêm nói riêng bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền qua hệ thống loa đài.
Thông qua công tác hoà giải ở cơ sở: Hầu hết các tổ hoà giải ở cơ sở đều có thành phần là phụ nữ tham gia. Trên cơ sở những văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước cùng với kiến thức pháp luật đã được tập huấn, bồi dưỡng của bản thân thì các tổ viên tổ hoà giải đã là một tuyên truyền viên để tuyên truyền pbgdpl đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt là trong những trường hợp có mâu thuẫn tranh chấp, thắc mắc và những vấn đề do được hướng dẫn, giải thích kịp thời hoặc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua công tác xét xử đặc biệt là xét xử lưu động, thông qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo hoặc thông qua các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, câu lạc bộ phòng chống tội phạm, chi nhánh trợ giúp pháp luật, panô áp phích, băngzôn khẩu hiệu, điểm bưu điện văn hoá xã... bằng những hình thức tuyên truyền trên đã góp phần làm giảm khiếu kiện vượt cấp kéo dài, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, trật tự an toàn xã hội Tuy nhiên, Từ Liêm chúng ta là một huyện ven đô, có diện tích đất tự nhiên 7532 ha, dân số 268789 người (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005) có 15 xã, 1 thị trấn. Từ Liêm nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội của Thành Phố Hà Nội. Trong những năm gần đây huyện Từ Liêm có tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh đây vừa là cơ hội thuận lợi để huyện phát triển nhưng cũng là những khó khăn thách thức với Đảng bộ và nhân dân trong huyện vì vừa phải tập trung lao động phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo tốc độ đô thị hoá, đồng thời phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, công tác trật tự xây dựng đô thị, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội... Hơn nữa, trên địa bàn do các khu chung cư đã được đưa vào sử dụng do đó sự biến động về dân số diễn ra thường xuyên, trình độ dân trí không đồng đều, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người dân mất đất, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, việc tuyên truyền pbgdpl tới người dân nói chung và phụ nữ huyện nói riêng là một công việc hết sức khó khăn phức tạp. Với nhiệm vụ đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các đoàn thể nhân dân đặc biệt là các cán bộ Hội phụ nữ phải nâng cao trình độ kiến thức pháp luật của mình để đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, để làm tốt công tác tuyên truyền pbgdpl nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng theo tôi cần phải có những giải pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp nhất là cấp xã, thị trấn cần có văn bản chỉ đạo sát sao, kiểm tra, đôn đốc, khen thưởng kịp thời, phát huy vai trò của cac hội, đoàn thể cơ sở trong công tác pbgdpl để nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ.
2. Tăng thời lượng phát thanh, truyền thanh, xây dựng chuyên mục pbgdpl trên hệ thống loa đài từ huyện đến cơ sở để công tác tuyên truyền trên loa đài đạt hiệu quả cao đến người dân đặc biệt là phụ nữ.
3. Các cấp Hội phụ nữ cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, toạ đàm về kiến thức pháp luật cho hội viên. cần tập trung vào chuyên sâu từng loại công việc cụ thể sao cho thiết thực hiệu quả nhất.
4. Cung cấp tờ rơi, tờ gấp, các tài liệu pbgdpl đến các Hội viên Hội phụ nữ để họ hiểu biết nâng cao ý thức chấp hành pháp luật từ đó tuyên truyền cho gia đình và cho cộng đồng dân cư.
5. Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho phụ nữ nghèo, gia đình chính sách, phụ nữ bị bạo lực.
6. Các cấp Hội phụ nữ gắn kết chặt chẽ việc tuyên truyền pbgdpl với việc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, với phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội ở khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn huyện.
Bằng văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành, với các giải pháp trên cũng như sự nỗ lực cố gắng của phụ nữ huyện Từ Liêm chúng ta, tôi tin tưởng rằng nhận thức pháp luật của phụ nữ trong toàn huyện sẽ được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật sẽ đạt được hiệu quả tốt góp phần xây dựng huyện Từ Liêm “ổn định về chính trị, giàu về kinh tế, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo” để Từ Liêm xứng đáng là một huyện anh hùng của thủ đô anh hùng.
(PNTL)