Thực hiện các văn bản chỉ đạo phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em của Trung ương và tỉnh, Tư pháp Vĩnh Phúc đã chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Kế hoạch năm 2007, ban hành hướng dẫn thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh trong đó có nội dung chỉ đạo sâu về công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Bên cạnh đó, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 4, hướng dẫn Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Văn hoá- thông tin ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1, 2, 3 trong Chương trình 212 của Chính Phủ về Chương trình PBGDPL quốc gia cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở, trong đó có nội dung chỉ đạo về công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ở cấp huyện và cơ sở phòng Tư pháp, cán bộ tư pháp hộ tịch đã tích cực tham mưu để đưa công tác phổ biến, tuyên truyền phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em vào kế hoạch PBGDPL của cấp huyện và cơ sở để thực hiện.
Trong năm, Sở đã xuất bản được 6 số Bản tin tư pháp, 6 chuyên mục Băng cát sét, đĩa CD phát cho cơ sở; phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc xây dựng phát 36 chuyên mục “pháp luật và đời sống” và 6 chuyên mục “Bảo đảm trật tự công cộng” có nội dung lồng ghép tuyên truyền phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra Sở còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh mở 5 Hội nghị tuyên truyền pháp luật có lồng ghép phòng chống tội phạm về buôn bán phụ nữ, trẻ em; phối hợp với Công an tỉnh xuất bản 1.500 cuốn sách “Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tội phạm, nội dung chủ yếu phổ biến pháp luật về Hôn nhân – gia đình, bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em; Dân sự; hình sự; các quy định pháp luật về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Cấp huyện và cơ sở đã phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em qua các Hội nghị của Đảng, chính quyền, sinh hoạt khu dân cư, hệ thống truyền thanh, Tủ sách pháp luật và các hoạt động của Tổ hoà giải, Câu lạc bộ, hoạt động văn hoá, văn nghệ…
Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em được chú trọng. Năm 2007 Sở đã tham gia đóng góp ý kiến vào 75 dự thảo Luật, Nghị định của Trung ương, thẩm định 68 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh trước khi ban hành, trong đó có văn bản chỉ đạo về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Công tác trợ giúp pháp lý Nhà nước đã đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các vùng nông thôn, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tổ chức được 55 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động lại 55 xã, phường, thị trấn trong tỉnh cho 3.320 đối tượng, trong đó phụ nữ là 950 trường hợp, trẻ em 120 trường hợp.
Công tác quản lý, đăng ký quản lý hộ tịch, đặc biệt là việc cho, nhận con nuôi, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đảm bảo thực hiện đúng pháp luật; đã đăng ký cho 44 trường hợp có yếu tố nước ngoài, ghi chú kết hôn cho 8 trường hợp, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho 14 trường hợp công dân có yêu cầu.
Kim Yến